EU không vì Mỹ mà thay đổi mối quan hệ với Nga

Liên minh châu Âu EU không có ý định thay đổi quan điểm chính trị với Nga, thậm chí nếu Mỹ dưới thời tổng thống Trump cải thiện mối quan hệ với Moscow.- người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU Federica Mogherini cho biết sau cuộc họp gấp của ngoại trưởng các nước thành viên EU tối 13/11 tại Brussel về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU Federica Mogherini.

Bà Mogerini cho biết, quan hệ của Mỹ - Nga có thể thay đổi sau chiến thắng của Donald Trump. Nhưng Liên minh châu Âu EU đã đưa ra những nguyên tắc xây dựng quan hệ với Nga. Điều đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi có thể có trong chính sách của người khác.

Liên minh châu Âu (EU) rất quan tâm hợp tác với Nga về các vấn đề chống khủng bố và giải quyết khủng hoảng người nhập cư. Các quốc gia thành viên EU đã thống nhất về các nguyên tắc nền tảng khi xây dựng quan hệ với Nga. Theo đó, Ngoại trưởng các nước EU đã đạt được thỏa thuận về sự cần thiết phải “hợp tác có lựa chọn” với Nga về các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng như thỏa thuận hạt nhân tại Iran, Triều Tiên, tiến trình hòa bình Trung Đông, Lybia và cuộc chống khủng bố.

Bà Mogherini cho rằng, không nên đặt mối quan hệ Nga – EU trong sự tương phản “trắng – đen”. “Một mặt, luôn tồn tại những đối thoại và hợp tác, chúng tôi gọi nó là sự tương tác mang tính xây dựng và chọn lọc một số vấn đề. Mặt khác, chúng tôi có những nguyên tắc riêng mà không ai có thể thay đổi, đặc biệt là tình hình ở Ukraina, và các cuộc xung đột ở Trung Đông".

Bán đảo Crimea từ chối công nhận chính phủ Kiev mới được thành lập ngày 21/2/2014. Phần lớn người dân Crimea lo sợ dàn lãnh đạo thân phương Tây ở Ukraine sẽ không tôn trọng quyền lợi của họ. Bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol đã đi đến quyết định tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014. Quyết định trên đã nhận được sự đồng thuận của 97% cử tri Crimea.

Tuy nhiên, EU không công nhận kết quả trưng cầu và quyết định ra lệnh trừng phạt với Moscow . Thủ tướng Anh David Cameron đã cảnh báo rằng quyết định sáp nhập Crimea sẽ khiến Nga phải đối mặt với "những hậu quả nghiêm trọng”.

“Đưa Crimea trở về với đất mẹ” là cụm từ được Tổng thống Nga Putin sử dụng khi đề cập đến vấn đề Nga sáp nhập bán đảo Crimea thành vùng lãnh thổ của Nga. Sự kiện này xảy ra không chỉ vì người dân Crimea muốn đưa vùng đất này trở về trực thuộc Nga và còn là vì Moscow đã lắng nghe nguyện vọng của người dân Crimea và tận dụng tốt thời điểm thuận lợi.

Cho đến nay, “ván bài Crimea” vẫn chưa kết thúc, vì hiện tại Nga chưa hiện thực hóa được tất cả các khả năng quốc tế mà việc sáp nhập Crimea đem lại. Còn giới lãnh đạo phương Tây đã thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác với Nga trong việc giải quyết các vấn đề khu vực hậu Xô Viết.

Mỹ Nga

(Theo Ria Novosti)

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/quoc-te/201611/eu-khong-vi-my-ma-thay-doi-moi-quan-he-voi-nga-2754794/