Dung dị góc làng chài Hội An tại Caman Village

(SGTT) – Tái hiện một khu làng chài với nhiều ngôi nhà nhỏ đầy màu sắc, Caman Village của Silk Sense Hoi An River Resort (thành viên chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn) được trang trí đậm chất dân gian, xung quanh là vườn rau và khu vườn thảo mộc hữu cơ. Thú vị nhất nơi đây có tổ chức những buổi dạy nấu ăn, giúp du khách trải nghiệm ẩm thực địa phương và tìm hiểu văn hóa của một làng quê ở dãy đất miền Trung Việt Nam.

Ngôi nhà tranh nhỏ được dựng lại với trước mặt là vườn rau xanh tốt.

Caman Village tại số 1 Nguyễn Thành Ý, phường Cẩm An, TP Hội An, Quảng Nam, bao quanh không gian này là những ngôi nhà tranh, mái lá, được thiết kế giống những ngôi nhà nông thôn truyền thống của Việt Nam.

Bên trong nhà có những nội thất kiểu cổ xưa như bàn ghế gỗ, máy may, tủ, kệ,… Mỗi ngôi nhà được bày trí một tiểu cảnh khác nhau, chẳng hạn như một tiệm may nhỏ với chiếc máy may cũ kĩ và những loại vải đầy màu sắc.

Vách nhà được dựng bằng lá dừa nước.

Mộc tiệm may được dựng lại.

Những loại vải đầy màu sắc trong tiệm may.

Người nông dân đang vá lưới để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi.

Với diện tích khoảng 4 ha, khu vườn hữu cơ của Caman Village trồng khoảng gần 20 loại rau xanh, hoa quả, thảo mộc theo mùa. Du khách đến đây có thể vừa nghỉ dưỡng vừa trải nghiệm ẩm thực và tham gia vàp lớp học nấu ăn với những món đậm nét truyền thống của người Hội An. Caman Village mong muốn là một trong những hoạt động đóng góp vào việc giới thiệu văn hóa địa phương đến với du khách.

Góc xanh tại Caman Village.

Du khách thu hoạch nông sản tại vườn Caman Village.

Những loại rau, củ, quả thu hoạch từ khu vườn hữu cơ Caman Village.

Du khách học nấu ăn tại Caman Village.

Lớp học nấu ăn cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho các bạn nhỏ trải nghiệm khi đến Caman Village.

“Caman village sẽ mang lại cho du khách hình ảnh người dân làng chài Cẩm An dung dị, chân chất và hiếu khách qua những hoạt động ngày thường như vá lưới, trồng rau, quây quần cùng nhau làm bánh. Đặc biệt, những người dân này còn cùng du khách nấu những món ăn dân gian truyền thống, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về ẩm thực địa phương. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động dạy nấu ăn, hướng dẫn viên có thể lồng ghép vào đó các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương để giới thiệu đến du khách”, bà Hà Thị Diệu Viên, Phó tổng quản lý Silk Sense Hoi An River Resort cho hay.

Nghệ nhân hướng dẫn du khách tráng bánh.

Chương trình nấu ăn sẽ kéo dài khoảng 2,5 – 3 tiếng, du khách tham gia sẽ được tham quan vườn rau, tìm hiểu về công dụng của các loại rau, thảo mộc. Sau đó, du khách sẽ cắt rau và các nguyên liệu để chế biến. Sẽ có hướng dẫn viên và đầu bếp hướng dẫn khách từ việc cắt rau đến sơ chế và chế biến món ăn. Thông thường, những món ăn được hướng dẫn trong buổi nấu ăn là các món như mỳ quảng, bánh xèo, cao lầu, gỏi cuốn, cá om, cá hấp,…. Sau khi hoàn thành, du khách sẽ tự nếm thử món ăn do mình chế biến.

Một bàn tiệc hoành thành nhờ những đầu bếp “du khách”.

Món mứt dừa.

Mỳ quảng.

Tại Caman Village cũng phục vụ như một quán cafe thông thường, du khách không lưu trú tại đây vẫn có thể ghé nơi đây để ăn, uống.

Vị trí Caman Village trên bản đồ.

Ngọc An

Tham gia Dấu ấn xanh qua từng điểm đến

“Dấu ấn xanh qua từng điểm đến” là chương trình giới thiệu các điểm đến xanh, các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn và gìn giữ văn hóa bản địa, tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương của các thành viên thuộc mạng lưới Sáng kiến Điểm đến An toàn.

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/dung-di-goc-lang-chai-hoi-an-tai-caman-village/