Đưa những câu chuyện văn hóa vào tác phẩm sơn mài

Đón năm mới Giáp Thìn 2024, nhiều nghệ nhân đã lấy nguồn cảm hứng từ hình tượng con rồng để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật giới thiệu đến với công chúng. Họa sỹ, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát ở làng cổ Đường Lâm - Sơn Tây, đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm điêu khắc sơn mài mang hình tượng rồng. Và đặc biệt, những câu chuyện về văn hóa Việt Nam đã được anh gửi gắm trong các tác phẩm.

Là người con của mảnh đất "địa linh nhân kiệt" Sơn Tây, họa sỹ Nguyễn Tấn Phát mang trong mình niềm đam mê sáng tạo với các chất liệu văn hóa truyền thống. Trong bộ sưu tập năm nay, hình tượng rồng được họa sỹ Nguyễn Tấn Phát thể hiện xuyên suốt là rồng thời Lý, bởi theo cảm nhận của anh, đây là hình ảnh rồng thuần Việt, đồng thời thể hiện được tính cách của người Việt Nam.

Vốn được làm độc bản hoàn toàn nên các bức tượng của họa sỹ Nguyễn Tấn Phát chủ yếu được chế tác thủ công từ gỗ và sau đó được phủ sơn mài lên sản phẩm.

Điểm nhấn trong bộ sưu tập rồng năm 2024 là chiếc ghế hình rồng được dát 2.500 lá vàng, với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ

Điểm nhấn trong bộ sưu tập rồng năm 2024 là chiếc ghế hình rồng được dát 2.500 lá vàng, với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ

Điểm nhấn trong bộ sưu tập rồng năm 2024 là chiếc ghế hình rồng được dát 2.500 lá vàng, với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, mang đậm ý nghĩa về văn hóa Việt Nam.

Miệt mài sáng tạo để mang tới nhiều ý tưởng mới lạ, sản phẩm thủ công độc đáo, Nguyễn Tấn Phát tự hào với nghề thủ công truyền thống mình theo đuổi hơn 20 năm nay. Làng cổ Đường Lâm vốn là mảnh đất du lịch nên Nguyễn Tấn Phát luôn mở cửa miễn phí cho mọi người tham quan, khám phá, vì đây cũng là cách giúp anh giới thiệu về nghề thủ công sơn mài và cũng như thêm một sản phẩm hấp dẫn cho địa phương.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/dua-nhung-cau-chuyen-van-hoa-vao-tac-pham-son-mai-215088.htm