Đưa kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cơ quan chức năng trong tỉnh phối hợp triển khai thực hiện tốt. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

 Công an huyện Tân Lạc tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em cho học sinh trường TH&THCS xã Phú Vinh. Trước đây, xã Pà Cò (Mai Châu) được biết đến là điểm nóng về an ninh trật tự và nạn tảo hôn. Do đó, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Hàng năm, xã phối hợp với Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tuyên truyền các đạo luật cho hàng trăm lượt người tham gia. Cùng với đó, tuyên truyền về bình đẳng giới, sinh đẻ có kế hoạch, nhất là các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Hiện xã có 1 tuyên truyền viên pháp luật, 1 câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật với 15 thành viên. Câu lạc bộ phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể xã lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền đẩy lùi hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, xây dựng đời sống văn hóa mới. Nhờ đó, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi. Chị Mùa Y Chư, xóm Chà Đáy chia sẻ: Ðược cán bộ tuyên truyền về tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống nên mình đợi đủ tuổi theo quy định mới kết hôn để bảo đảm sức khỏe cho mình và con cái sau này. Đồng chí Mùa A Phư, công chức tư pháp - hộ tịch xã Pà Cò cho biết: Công tác tuyên truyền, PBGDPL được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giảm các hành vi vi phạm pháp luật. Theo Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, năm 2022, toàn tỉnh tổ chức được 2.105 cuộc tuyên truyền cho hơn 334.864 lượt người. Công tác PBGDPL còn được phối hợp với các cơ quan truyền thông để truyền tải thông tin đến người dân qua các chương trình, chuyên mục trên sóng truyền thanh truyền hình, báo in và các trang thông tin điện tử. Ngoài ra, PBGDPL thông qua bản tin của các ngành, đoàn thể; tủ sách pháp luật; câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý... Qua đánh giá, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho ĐBDTTS thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần làm chuyển biến về nhận thức, thay đổi hành vi, nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong vùng ĐBDTTS. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho ĐBDTTS cũng còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn. Giám đốc Sở Tư pháp Bùi Thị Thúy Bình cho biết: Khó khăn lớn nhất là trình độ nhận thức của ĐBDTTS còn thấp. Mặt khác, do địa hình miền núi phức tạp, đi lại khó khăn khiến việc tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền pháp luật thiếu thường xuyên. Năng lực, trình độ tuyên truyền viên, nhất là cấp xã, thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, toàn tỉnh có 157 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 232 báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 1.835 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Đây là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, PBGDPL tại cơ sở, nhưng chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Mỗi năm có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhiều quy định mới liên quan đến đời sống KT-XH được ban hành, nhưng các tuyên truyền viên cấp xã chỉ được tập huấn từ 1 -2 buổi/năm nên không cập nhật được kiến thức. Bên cạnh đó, việc đưa các tài liệu về pháp luật, sách, báo đến với người dân vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn do kinh phí hạn hẹp. Thời gian tới, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trong ĐBDTTS, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, khuyến khích các địa phương thành lập câu lạc bộ pháp luật, tạo sân chơi bổ ích giúp bà con nâng cao kiến thức pháp luật, góp phần phát triển sản xuất, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đinh Thắng

Công an huyện Tân Lạc tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em cho học sinh trường TH&THCS xã Phú Vinh. Trước đây, xã Pà Cò (Mai Châu) được biết đến là điểm nóng về an ninh trật tự và nạn tảo hôn. Do đó, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Hàng năm, xã phối hợp với Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tuyên truyền các đạo luật cho hàng trăm lượt người tham gia. Cùng với đó, tuyên truyền về bình đẳng giới, sinh đẻ có kế hoạch, nhất là các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Hiện xã có 1 tuyên truyền viên pháp luật, 1 câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật với 15 thành viên. Câu lạc bộ phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể xã lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền đẩy lùi hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, xây dựng đời sống văn hóa mới. Nhờ đó, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi. Chị Mùa Y Chư, xóm Chà Đáy chia sẻ: Ðược cán bộ tuyên truyền về tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống nên mình đợi đủ tuổi theo quy định mới kết hôn để bảo đảm sức khỏe cho mình và con cái sau này. Đồng chí Mùa A Phư, công chức tư pháp - hộ tịch xã Pà Cò cho biết: Công tác tuyên truyền, PBGDPL được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giảm các hành vi vi phạm pháp luật. Theo Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, năm 2022, toàn tỉnh tổ chức được 2.105 cuộc tuyên truyền cho hơn 334.864 lượt người. Công tác PBGDPL còn được phối hợp với các cơ quan truyền thông để truyền tải thông tin đến người dân qua các chương trình, chuyên mục trên sóng truyền thanh truyền hình, báo in và các trang thông tin điện tử. Ngoài ra, PBGDPL thông qua bản tin của các ngành, đoàn thể; tủ sách pháp luật; câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý... Qua đánh giá, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho ĐBDTTS thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần làm chuyển biến về nhận thức, thay đổi hành vi, nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong vùng ĐBDTTS. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho ĐBDTTS cũng còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn. Giám đốc Sở Tư pháp Bùi Thị Thúy Bình cho biết: Khó khăn lớn nhất là trình độ nhận thức của ĐBDTTS còn thấp. Mặt khác, do địa hình miền núi phức tạp, đi lại khó khăn khiến việc tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền pháp luật thiếu thường xuyên. Năng lực, trình độ tuyên truyền viên, nhất là cấp xã, thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, toàn tỉnh có 157 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 232 báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 1.835 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Đây là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, PBGDPL tại cơ sở, nhưng chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Mỗi năm có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhiều quy định mới liên quan đến đời sống KT-XH được ban hành, nhưng các tuyên truyền viên cấp xã chỉ được tập huấn từ 1 -2 buổi/năm nên không cập nhật được kiến thức. Bên cạnh đó, việc đưa các tài liệu về pháp luật, sách, báo đến với người dân vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn do kinh phí hạn hẹp. Thời gian tới, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trong ĐBDTTS, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, khuyến khích các địa phương thành lập câu lạc bộ pháp luật, tạo sân chơi bổ ích giúp bà con nâng cao kiến thức pháp luật, góp phần phát triển sản xuất, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đinh Thắng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/177515/dua-kien-thuc-phap-luat-den-dong-bao-dan-toc-thieu-so.htm