Dư luận có quyền nghi có kẻ thuê Lý giết người

Là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực án hình sự, luật sư Trần Công Ly Tao, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, bình luận về vụ án giết nữ bác sĩ Mai Thị Thanh Thúy một cách man rợ ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, Bình Thuận.

Nghi vấn về một âm mưu “lấy mạng” nữ bác sĩ

Còn nhiều khuất tất trong vụ bác sĩ bị giết

Chùm ảnh: Nhà bác sĩ Thúy – hiện trường án mạng giết người man rợ

Theo ông, không loại trừ khả năng vụ án còn có đồng phạm. Ngày 11.11, luật sư Trần Công Ly Tao đã dành cho phóng viên Motthegioi.vn một cuộc trao đổi xung quanh vụ án này.

Sát thủ Phạm Văn Lý tại phiên tòa sơ thẩm. Với một đứa trẻ như thế này liệu có thể giết một phụ nữ khỏe mạnh khoảng 60 kg trong vòng 30 phút với rất nhiều cú đập và đâm, chém đến 52 nhát dao?

- Thưa ông, với một vụ án mạng thì thực nghiệm điều tra có vai trò như thế nào trong việc xác định sự thật của vụ án?

+ Với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có người bị giết thì thực nghiệm điều tra giúp làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề. Khi lấy lời khai, điều tra viên không thể biết hết tất cả các khúc mắc, nhưng khi làm thực nghiệm điều tra, cho diễn lại hành vi phạm tội của nghi phạm, thì công an sẽ thấy nhiều tình tiết khớp hay không khớp.

Tôi lấy ví dụ, khi thực nghiệm điều tra, cơ quan điều tra sẽ hình dung rất rõ vụ án với hình ảnh sinh động, như hung thủ cầm dao tay trái hay tay phải, đâm từ phía nào qua, chém từ dưới lên hay trên xuống, vào vùng nào trên cơ thể người bị hại… Đối chiếu với các vết thương, các giám định pháp y sẽ cho ta câu trả lời trùng khớp. Thực nghiệm điều tra cũng cho thấy liệu thời gian hung thủ khai và thời gian thực tế gây án có giống nhau không, vụ án có đồng phạm không…

- Ở vụ án sát hại nữ bác sĩ Mai Thị Thanh Thúy, sát thủ Phạm Văn Lý khai mình chỉ thực hiện tội ác một mình…

+ Lời khai chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các tình tiết khác, chứng cứ khác của vụ án. Không thể chỉ căn cứ vào lời khai của Lý là đủ. Do cơ quan điều tra không thực nghiệm hiện trường, nên tôi thấy còn nhiều uẩn khúc trong các lời khai này. Ví dụ như chỉ trong nửa tiếng, Lý đâm, chém nạn nhân đến 52 nhát dao. Trước đó, Lý còn mất thời gian leo rào vào, bịt miệng nạn nhân, siết cổ, đập đá rồi lôi xuống nhà bếp, sử dụng nhiều con dao để gây án.

Sau khi giết bác sĩ Thúy xong, sát thủ vị thành niên này còn đủ bình tĩnh và thời gian rửa vết máu trong thau giặt đồ rồi lấy điện thoại nạn nhân, sau đó leo tường về. Giết một con vật cũng không thể đủ lượng thời gian ấy, đừng nói chi là con người, lại còn giằng co, van xin của nạn nhân…

Sau khi giết bác sĩ Thúy xong, sát thủ vị thành niên này còn đủ bình tĩnh và thời gian rửa vết máu trong thau giặt đồ rồi lấy điện thoại nạn nhân, sau đó leo tường về. Giết một con vật cũng không thể đủ lượng thời gian ấy, đừng nói chi là con người, lại còn giằng co, van xin của nạn nhân…

- Luật sư có bình luận gì về chi tiết hai cái kéo, bốn con dao tại hiện trường được thu giữ nhưng cơ quan điều tra đã tiêu hủy hai con dao?

+ Cơ quan điều tra tự ý tiêu hủy hai con dao là làm sai lệch hồ sơ vụ án, vi phạm tố tụng. Bởi lẽ thứ nhất, hiện trường có bốn con dao thì phải thu giữ tất cả rồi làm giám định vân tay, mẫu máu trên tất cả số dao này nhằm góp phần xác định hung thủ. Thứ hai, ngay cả khi nhận định hai con dao không liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra phải trả lại cho gia đình người bị hại, vì đó là tài sản của họ, chứ không phải tự tiện đem tiêu hủy làm dư luận nghi ngờ về tính khách quan của vụ án.

- Nhân chứng Hoàng Thị Thùy Dung khai ngay sau khi gây án, Lý gọi điện kể cho cô nghe có người thuê Lý 100 triệu đồng để giết một người phụ nữ. Tại cơ quan điều tra cũng như tại tòa sơ thẩm (tại tòa phúc thẩm, Dung vắng mặt có lý do chính đáng), cô vẫn giữ lời khai này nhưng hai cấp tòa đã bác bỏ lời khai của cô…

+ Khi có bất cứ tình tiết nào mới thì theo tôi, tòa án nên thận trọng, dừng việc xét xử để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tình huống cô Dung khai như vậy ở tòa, thì tòa án không nên vội vã. Cả hai cấp xử với một mức án 18 năm tù cho bị cáo chưa đủ tuổi thành niên, đều khiến dư luận hoài nghi có người thuê thật, có đồng phạm và cơ quan tố tụng đang bỏ lọt tội phạm. Như thế thì pháp luật bị mất tính nghiêm minh.

Bản ảnh chụp hiện trường cho thấy nhiều đồ đạc trong phòng ngủ, tủ thờ không có dấu vết hung thủ lục lọi, cạy phá

- Gần đây cô Dung có tìm đến báo chí cầu cứu vì cơ quan điều tra liên tục gửi giấy triệu tập, thư mời đến làm việc, dù bản án đã có hiệu lực. Điều đó khiến cô rất sốc, phải bỏ trốn vào TP.HCM. Luật sư đánh giá thế nào về việc này?

+ Tôi không hiểu sao cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận lại làm vậy với nhân chứng Dung. Bởi vì ngay khi kết thúc phiên xử phúc thẩm thì tư cách nhân chứng của Dung đã xong. Cô không có trách nhiệm gì phải nghe theo cơ quan điều tra triệu tập. Phải hỏi thêm rằng cơ quan điều tra lấy căn cứ gì để mời Dung, làm việc về cái gì?

Dung là một công dân có đầy đủ quyền tự do, cơ quan điều tra không có quyền hạn mời Dung ra làm việc nữa. Bản thân cô cũng có quyền từ chối đến cơ quan điều tra khi có giấy triệu tập hoặc thư mời.

- Trường hợp cơ quan điều tra lại tiếp tục gửi thư mời và giấy triệu tập thì nhân chứng này phải làm gì, thưa ông?

+ Dung có thể gửi đơn đến các cơ quan giám sát như Mặt trận tổ quốc, viện kiểm sát, đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân tỉnh để báo cáo vụ việc của cơ quan điều tra.

- Cảm ơn luật sư.

Khi công an gọi là phải có mặt

Nhân chứng bỏ trốn vì cú điện thoại lúc 10 giờ đêm

Nhiều nghi vấn về cáo trạng “siêu tốc”

Thanh Nhã thực hiện

(Ảnh trên cùng: Luật sư Trần Công Ly Tao)

Nguồn Thanh Niên: http://motthegioi.vn/xa-hoi/du-luan-co-quyen-nghi-co-ke-thue-ly-giet-nguoi/