Dự đoán chiếc tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam năm sau

Khả năng cao chiếc tàu sân bay Mỹ vinh dự được nhận nhiệm vụ thăm Việt Nam vào năm tới sẽ là chiếc USS Ronald Reagan (CVN-76).

Ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra thông báo đặc biệt quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Việt, cụ thể Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã nhất trí về chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ trong cuộc gặp hôm 8/8 tại Lầu Năm Góc. Đây sẽ là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam kể từ năm 1975, dấu hiệu cho thấy quan hệ hai nước đã cải thiện tích cực. Nguồn ảnh: Wikipedia

Thực tế trong những năm gần đây, đã có nhiều tàu chiến hiện đại của Hải quân Mỹ tới thăm Việt Nam, sử dụng dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tại cảng quốc tế Cam Ranh. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ sẽ tới Việt Nam kể từ năm 1975. Dẫu vậy, phía Mỹ hiện vẫn chưa công bố chiếc tàu sân bay nào sẽ vinh dự nhận nhiệm vụ này. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dẫu vậy, có khả năng tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ được nhận nhiệm vụ này. Bởi chiếc hàng không mẫu hạm này đang được triển khai thường trú tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên có các cuộc tuần tra Biển Đông (hải phận quốc tế) những năm gần đây. Nguồn ảnh: Wikipedia

Từ ngày 1/10/2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) đã thay thế tàu USS George Washington triển khai thường trú tại quân cảng Yokosuka tại Nhật Bản. Do đó, khả năng cao nhất là con tàu này sẽ vinh dự nhận nhiệm vụ thăm Việt Nam vào năm tới. Ít có khả năng, Mỹ sẽ đem một tàu sân bay ở ngoài khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc điều chuyển như vậy sẽ dễ dẫn tới xáo động đối với Hải quân Mỹ, bởi theo “hầu” tàu sân bay đi kèm cả đội hình hộ tống hùng hậu. Nguồn ảnh: Wikipedia

USS Roanld Reagan (CVN-76) là chiếc tàu thứ 9 thuộc lớp tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz. Con tàu vinh dự mang tên Tổng thống Ronald Reagan, được khởi đóng tại nhà máy Newport News của Tập đoàn Northrop Grumman vào ngày 12/2/1998, hạ thủy ngày 4/3/2001, chính thức biên chế 12/7/2003. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tàu sân bay Ronald Reagan có lượng giãn nước lên tới 101.400 tấn, dài tổng thể 332,8m, mớn nước 11,3m. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W cùng 4 máy tuabin khí cung cấp tổng công suất 260.000 mã lực cho phép hàng không mẫu hạm di chuyển với tốc độ lớn nhất tới 30 hải lý/h. Tầm hoạt động là không giới hạn, nó có thể chạy liên tục 20-25 năm trước khi phải thay thế các thanh nhiên liệu. Như vậy, phải tới năm 2023 hoặc 2028 thì Ronald Reagan mới phải trải qua các cuộc đại tu sửa chữa lần một và tái nạp lại các thanh nhiên liệu hạt nhân. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tương tự như các tàu sân bay lớp Nimitz khác, USS Ronald Reagan (CVN-76) có thể phục vụ hoạt động cho tới 90 máy bay các loại gồm từ trực thăng, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, máy bay báo động sớm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Lực lượng không quân biên chế cho Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 USS Ronald Reagan là Không đoàn 5 (CVW-5) được biên chế các phi đoàn sau: phi đoàn 27, 102, 115 và 195 trang bị tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet; phi đoàn 125 trang bị máy bay cảnh báo sớm E-2D; phi đoàn tác chiến điện tử 141 trang bị máy bay EA-18G; phi đoàn không vận 30 trang bị vận tải cơ C-2A và hai phi đoàn trực thăng trang bị các máy bay MH-60S/R Seahawk. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh, một trong hai thang máy khổng lồ của tàu sân bay Reagan đang đưa máy bay từ trên boong xuống dưới hangar. Mỗi một chiếc F/A-18 có trọng lượng rỗng tới 14,5 tấn, cho tháy tải trọng cực lớn của loại thang máy này. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tàu sân bay Reagan vẫn sử dụng hệ thống máy phóng thủy lực truyền thống – tuy tốn năng lượng như ổn định. Nguồn ảnh: Wikipedia

So với 8 chiếc tàu "anh", tàu sân bay USS Ronald Reagan có điểm khác biệt hệ thống phóng - thu hồi máy bay. Cụ thể, nó được trang bị 4 máy phóng thủy lực nhưng sẽ chỉ có 3 dây cáp hãm đà bố trí khu vực máy bay hạ cánh. Các tàu trước đó được trang bị 4 cáp, nhưng thực tiễn sử dụng Hải quân Mỹ thấy rằng hầu như dây thứ 4 hiếm khi được sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh, tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet cất cánh từ boong tàu sân bay hạt nhân Reagan. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy phóng thủy lực của tàu có khả năng phóng được cả các máy bay lớn dùng động cơ cánh quạt như vận tải cơ C-2A và máy bay báo động sớm – chỉ huy đường không E-2C/D. Đây là điều mà các tàu sân bay với boong phóng kiểu nhảy cầu của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh không thể làm được. Loại boong phóng đó hiện chỉ phù hợp với các máy bay phản lực có lực đẩy rất lớn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cận cảnh tháp không lưu tàu sân bay Ronald Reagan. Biên chế phi hành đoàn CVN-76 lên tới 5.600 người, trong đó 3.200 người là thủy thủ tàu và 2.480 người thuộc không đoàn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Bên trong phòng chỉ huy tác chiến con tàu. Tuy không được trang bị vũ khí hạng nặng, nhưng tàu sân bay Reagan cũng như lớp tàu Nimitz đều sở hữu hệ thống radar đồ sộ phục vụ cảnh giới, chỉ huy đường không. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hỏa lực của con tàu chỉ có các bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp ESSM hoặc RAM cùng tổ hợp pháo 20mm CIWS. Việc bảo vệ tàu sân bay chống mục tiêu trên không, mặt nước đều phải phụ thuộc vào đội tàu tuần dương, hộ tống theo kèm. Nguồn ảnh: Wikipedia

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/du-doan-chiec-tau-san-bay-my-tham-viet-nam-nam-sau-914464.html