Dòng chảy báo chí với Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có không ít bài báo, bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Khẳng định vai trò của báo chí, từ cuối năm 1951 đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng viết 'Tuyên truyên là phần nửa của công việc kháng chiến'.

70 năm trước, ở mặt trận Điện Biện Phủ, các nhà báo, với tinh thần của người trong cuộc đã thể hiện sinh động bản lĩnh, trí tuệ và lẽ sống của những chiến sĩ cách mạng. Trong không gian trưng bày báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954 đã khắc họa kỳ tích của báo chí trong dòng chảy lịch sử dân tộc với 33 số báo đặc biệt, trở thành kênh thông tin báo chí hiệu quả nhất, một mũi xung kích trong chiến dịch. Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại mặt trận Điện Biên Phủ đã hình thành nên một “binh chủng” đặc biệt: “binh chủng báo chí”.

Ông Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự của Việt Nam cũng như lịch sử quân sự thế giới có một tòa soạn được tổ chức ngay tại mặt trận, những số báo được truyền ngay trên chiến hào, trở thành món ăn tinh thần đặc biệt, trở thành sức mạnh cho những người lính trong chiến hào.

Hàng trăm bài báo, bài viết tại mặt trận Điện Biên Phủ ngày ấy đã được nhà báo Lê Liêm, nguyên Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Quân đội Nhân dân trao tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Mỗi bài viết như thấm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người cầm súng tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Cho đến hôm nay, dòng thông tin tuyên truyền về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn đang tuôn chảy.

Cho đến hôm nay, dòng thông tin tuyên truyền về Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn đang tuôn chảy. Từ các cơ quan thông tấn quốc gia đến các cơ quan báo chí địa phương đều có những chuyên trang, những đợt thông tin tuyên truyền đậm nét về sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc. Từ những thông tin tuyên truyền tổng lực, thế hệ hôm nay thêm yêu, thêm tự hào về những hy sinh vì tổ quốc của cha ông. Và hơn thế là lan tỏa tình yêu nước, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, với tinh thần xung kích, báo chí đã thể hiện rõ vai trò tuyền truyền từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến nay. Những câu chuyện hào hùng về chiến thắng Điện Biên Phủ, những đổi thay của mảnh đất Điện Biên sẽ được thế hệ hôm nay tiếp tục kể cho các thế hệ mai sau bằng những bài viết, những phóng sự truyền hình, cũng như chuyên trang đặc biệt.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/dong-chay-bao-chi-voi-chien-dich-dien-bien-phu-236530.htm