Đòn truy đuổi-tiêu diệt mẫu mực của phòng thủ Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang sở hữu những công nghệ quân sự tạo nên sự khác biệt với thế giới, trong đó có cách đánh chặn truy đuổi-tiêu diệt của phòng thủ Mỹ.

Theo The National Interest, ngay từ thời Chiến tranh lạnh, hầu hết những hệ thống đánh chặn của phòng thủ Mỹ đều được thiết kế theo kiểu đánh chặn hit to kill (truy đuổi-tiêu diệt) để tăng hiệu quả cho đòn tấn công. Hiện nay, phương thức đánh chặn truy đuổi-tiêu diệt vẫn là số 1 và Mỹ khiến không một nước nào có thể theo kịp.

Tạp chí Mỹ thống kê, từ những hệ thống Patriot đến THAAD... và đặc biệt là đạn đánh chặn của chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) cũng sở hữu cách đánh chặn truy đuổi đến cùng với mục tiêu đã được xác định.

Hệ thống phòng thủ Patriot do Mỹ sản xuất.

Hệ thống phòng thủ Patriot do Mỹ sản xuất.

Những hệ thống phòng thủ này được thiết kế với cảm biến, bộ điều khiển, chuyển hướng cực linh hoạt. Một đầu đạn đánh chặn có thể đạt vận tốc siêu vượt âm cùng khả năng chuyển hướng mà không làm giảm độ chính xác, giúp nó có thể tiếp cận và tiêu diệt những tên lửa hiện đại nhất.

Ngoài khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu thì hệ thống trung tâm chỉ huy và điều khiển được xem như là bộ não của bất cứ một hệ thống phòng thủ nào của Mỹ. Hệ thống chịu trách nhiệm theo dõi những mối đe dọa tên lửa ngay sau khi có thông tin được đưa ra từ những nước khác.

Thông tin về tên lửa của đối phương bao gồm quỹ đạo và phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra được chuyển đến trung tâm dựa trên những vệ tinh và hệ thống radar trên mặt đất. Chỉ sau ít phút từ khi có thông tin về tên lửa đối phương, hệ thống tên lửa đánh chặn đã được chuẩn bị sẳn sàng và được lập trình bởi thông tin thu được từ radar.

Ngay sau khi tên lửa đánh chặn được phóng lên, hầu hết các loại đầu đạn, đặc biệt là EKV của NMD sẽ tự động tách ra khỏi phần động cơ tên lửa. Trước khi tách ra, chúng đã được cập nhật những thông tin cuối cùng về vị trí và quỹ đạo của mục tiêu, sau đó nó sẽ tự động xác định mục tiêu, dẫn đường bằng các cảm biến của mình và thực hiện đòn truy đuổi-tiêu diệt.

Khác với những hệ thống tầm trung và tầm cao Patriot và THAAD, đạn EKV còn sở hữu hệ thống dẫ đường đa dạng và thông minh hơn nữa - dẫn đường dựa trên vị trí của những chòm sao, bằng việc so sánh vị trí tương đối với 1 chòm sao, EKV có thể tự xác định và dẫn đường đến mục tiêu.

Hoạt động của đầu đạn EKV sau khi tách khỏi tên lửa là hoàn toàn độc lập, nó không nhận được bất kỳ sự hướng dẫn hay thông tin nào khác từ trung tâm.

Dù không nhận được sự can thiệp của con người nhưng hoạt động của EKV là vô cùng chính xác, ngay sau khi tách khỏi tên lửa nó sẽ tự động dẫn đường, tiếp cận mục tiêu và tiêu diệt. Vụ va chạm ở độ cao gần 200km do đó không gây thiệt hại gì cho những khu vực dưới mặt đất.

Ngoài cách đánh truy đuổi-tiêu diệt, điểm độc đáo của hầu hết hệ thống đánh chặn Mỹ nằm ở thiết kế đầu đạn đánh chặn không sử dụng đầu nổ như các hệ thống phòng không khác trên thế giới.

Bình thường các loại đạn của hệ thống phòng không sẽ sử dụng đầu đạn nổ phá mảnh để tạo ra đám mây mảnh văng hòng tiêu diệt mục tiêu, đạn của Mỹ sẽ truy đuổi mục tiêu và dùng chính động năng va chạm để tiêu diệt. Với phương thức tiêu diệt mục tiêu độc đáo này cho thấy độ chính xác cực cao của phòng thủ Mỹ.

Ngoài ra, việc sử dụng động năng còn giúp giảm kích cỡ và trọng lượng của đạn tên lửa đi rất nhiều, điều này giúp hệ thống mang phóng mang được nhiều đạn hơn và dễ cơ động hơn so với các hệ thống đánh chặn sử dụng đầu đạn nổ phá mảnh để tiêu diệt mục tiêu.

Clip hệ thống Patriot đánh chặn mục tiêu

Mỹ Đức

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/don-truy-duoi-tieu-diet-mau-muc-cua-phong-thu-my-3345216/