Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đổi mới căn bản và toàn diện nềngiáo dục quốc dân là khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.<br>

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân là khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.

Phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg về chốngtiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, ngày 16/7, tại tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng chỉ rõ, để thực hiện tốt Nghị quyếtĐại hội Đảng XI, ngành giáo dục phảitập trung sức phát huy những kết quả đạt được, gắn việc thựchiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phụcbệnh thành tích trong giáo dục với đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," đẩy mạnh phong trào thi đua "Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực."

Coi đây là hoạt độngthường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục, thực hiện tốtcác mục tiêu nhiệm vụ trong năm học tới và các năm tiếp theo.

Trước mắt, Thủ tướng chỉ đạo ngành giáo dục cần khẩn trươngxây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đạihội Đảng XI trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; hoàn chỉnh việc xây dựngvà tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinhthần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng để phát triển nền giáo dục theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốctế; đưa nền giáo dục nước ta tiến kịp nền giáo dục tiên tiến trên thếgiới; góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam vàthực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, coi đây là nhiệm vụtrọng tâm, là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục.... đổi mơícơ chế tài chính, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích các hoạt độngkhuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ngươìdân được học tập suốt đời.

Thủ tướng cũng đề nghị ngành tiếp tụcchăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả vềsố lượng và chất lượng gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Môĩthầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo."

Cần làmtốt công tác quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giáo dục vàtiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, triểnkhai có kết quả Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi....Phát triển mạng lưới trường, lớp học và nâng cấp cơ sở vậtchất-kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướngchuẩn hóa, đồng thời dành sự quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đàotạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn.

Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao các kếtquả mà sự nghiệp giáo dục đào tạo đạt được. Sự nghiệp giáo dục đào tạođã có đóng góp rất quan trọng, to lớn đối với sự phát triển của đấtnước. Giáo dục đã góp phần đưa Việt Nam từ một nước chịu hậu quả nặng nềsau chiến tranh vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, càphê, cao su, cábasa,... thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, thực hiện thành công côngcuộc xóa đói giảm nghèo, “đưa đất nước Việt Nam vượt qua tình trạng mộtnước nghèo, kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình” đúng nhưmục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra.

Tuy nhiên bêncạnh các thành tựu to lớn về giáo dục đào tạo, Thủ tướng đề nghị phảiquan tâm tới chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác giáodục đào tạo còn rất nặng nề, để phát triển nhanh nguồn nhân lựcchất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cần triển khaiđồng bộ các giải pháp.

Trước hết Thủ tướng lưu ý phải quán triệt sâurộng, nâng cao nhận thức để đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, toàn hệthống chính trị, toàn xã hội và từng người dân thấy được ý nghĩa và vaitrò to lớn của công tác giáo dục đào tạo. Đại hội Đảng XI đã chỉ rõ:Phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao và Đổi mới cơ bản, toàn diện sựnghiệp giáo dục là một trong 3 khâu đột phá của đất nước giai đoạn tới.Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm“dành những gì tốt nhất cho giáo dục”, để “giáo dục thực sự là quốc sáchhàng đầu.”

Thủ tướng yêu cầu, những việc cần làm ngaytrong thời gian tới là rà soát các thể chế, quy chế, quy định về giáodục đào tạo để sửa đổi, hoàn chỉnh và ban hành theo hướng huy động mọisự sáng tạo cho giáo dục; tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểmtra, chăm lo xây dựng trường lớp. Quản lý giáo dục đại học cần phải đượcBộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền các địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, xâydựng, ban hành kịp thời các văn bản pháp lý để quản lý đầy đủ mọi quátrình hoạt động của các trường đại học.

Để đảm bảo công bằng cho giáo dục,thời gian tới cần chú ý nhiều hơn tới công tác giáo dục vùng đồng bàodân tộc, chăm lo phát triển hệ thống trường bán trú dân nuôi, tạo cơ hôịhọc tập cho trẻ vùng nông thôn, dù khó khăn đến đâu Chính phủ cũng camkết sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn tín dụng cho sinh viên.

Thủ tướng đã đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị dành thời gian thảo luận nghiêm túc, đề ra những giải phápthiết thực, hiệu quả để thực hiện tốt hơn, với quyết tâm cao hơn cáccuộc vận động và các phong trào thi đua của toàn ngành; khắc phục nhanhnhững yếu kém còn tồn tại.

Cũng tại hội nghị, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thảo luận của các đại biêủtại Hội nghị đều khẳng định, cuộc vận động “Hai không” và phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với đổi mơícông tác quản lý giáo dục là những giải pháp tích cực của ngành giáodục được đề ra đúng thời điểm, đã nhận được sự đồng thuận và quan tâmcủa toàn dân, của các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địaphương.

Toàn ngành giáo dục, từ cán bộ quản lý đến các thầy cô giáo vàhọc sinh đã hưởng ứng và triển khai tích cực; đến nay đã đạt được nhữngkết quả về nhiều mặt, tạo ra những động lực mới trong dạy và học, nângcao hơn chất lượng giáo dục toàn diện. Trật tự, kỷ cương trong thicử, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được tăng cường, những tiêucực trong dạy và học đã cơ bản được ngăn chặn. Kết quả các kỳ thi đãthực chất hơn.

Công tác thi đua khen thưởng đã có nhiều đổi mới gắn vơítriển khai thực hiện chuẩn đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý, bảo đảmtính khách quan, công bằng, góp phần làm cho các phong trào thi đua đivào thực chất và có ý nghĩa hơn.

Cụ thể là số thí sinh bị đình thi chỉgiảm mạnh từ 2.621 em năm 2007 xuống còn 45 em vào năm 2011, tỷ lệ họcsinh bỏ học giảm từ 0,9% năm học 2006-2007 xuống còn 0,51% năm học2009-2010, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học năm 2011 đạt 95,72%,tình hình vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm (năm 2008 có 24 vụ, năm 2010có 11 vụ và 6 tháng đầu năm 2011 có 3 vụ)...

Cũng trong 3năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” đã tạo nhận thức rõ rệt về cách làm giáo dục ở các địaphương, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với hoạt động giáo dục,xã hội hóa giáo dục chuyển biến tích cực. Nổi bật là ở hầu hết cáctrường khung cảnh sư phạm ngày càng khang trang, văn minh, nền nếp, tỷlệ giáo viên dạy giỏi ngày càng tăng, 98,6% số trường đã xây dựng Quitắc văn hóa ứng xử ...

Các tham luận của đại biểu tại Hôịnghị đã chỉ ra các hạn chế và kiến nghị nhiều giải pháp để thực hiện cóhiệu quả Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ và phong trào thi đua củangành.

Trơng thời gian diễn ra hội nghị, các đại biểu cũngtiến hành sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”; tổng kết năm học 2010-2011, triểnkhai nhiệm vụ năm học 2011-2012.

Nhândịp tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tặng hoa chúc mừngem Võ Thành Luân, học sinh trường Trung học phổ thông Trường Xuân, huyệnTháp Mười, tỉnh Đồng Tháp vừa đạt thủ khoa tốt nghiệp phổ thông trunghọc của tỉnh, với 57,5 điểm. Đây là tấm gương học sinh nghèo vượt khócủa tỉnh Đồng Tháp với 12 năm học phổ thông đều đạt học sinh giỏi./.

Hoàng Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/doi-moi-can-ban-toan-dien-nen-giao-duc-quoc-dan/20117/97688.vnplus