Độc đáo chợ bán trâu, bò lớn nhất Hà Tĩnh

Mỗi tháng phiên chợ Nhe (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) chỉ hoạt động 6 - 8 ngày. Chợ bán trâu, bò này là nét độc đáo được người dân lưu truyền hơn 100 năm qua.

Chợ Nhẹ tại xã Khánh Vĩnh Yên (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) được hình thành đến nay khoảng hơn 100 năm. Từ xưa đến nay, đây là địa điểm buôn bán trâu, bò lớn nhất Hà Tĩnh.

Chợ Nhẹ tại xã Khánh Vĩnh Yên (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) được hình thành đến nay khoảng hơn 100 năm. Từ xưa đến nay, đây là địa điểm buôn bán trâu, bò lớn nhất Hà Tĩnh.

 Chợ trâu, bò là nét độc đáo được người dân lưu truyền hơn 100 năm qua.

Chợ trâu, bò là nét độc đáo được người dân lưu truyền hơn 100 năm qua.

Ngoài trâu, bò nơi đây cũng buôn bán những mặt hàng nông sản, lưu giữ những phong tục tập quán của người dân Hà Tĩnh. Chợ Nhe thường họp vào các ngày chẵn như mùng 2, 12, 22 và những ngày lẻ như mùng 7, 17, 27... trong tháng. Mỗi buổi họp từ 4h sáng đến khoảng 10 giờ là tan chợ.

Ngoài trâu, bò nơi đây cũng buôn bán những mặt hàng nông sản, lưu giữ những phong tục tập quán của người dân Hà Tĩnh. Chợ Nhe thường họp vào các ngày chẵn như mùng 2, 12, 22 và những ngày lẻ như mùng 7, 17, 27... trong tháng. Mỗi buổi họp từ 4h sáng đến khoảng 10 giờ là tan chợ.

Theo ông Hồ Phúc Mậu (trú huyện Can Lộc), mỗi phiên chợ bán từ 100-300 con trâu, bò. Ngoài người bản địa, những người từ Nghệ An, Quảng Bình.. cũng đến đây để mua bán bò, trâu. Ông Mậu theo nghề buôn bán trâu, bò tại chợ đã 20 năm.

Theo ông Hồ Phúc Mậu (trú huyện Can Lộc), mỗi phiên chợ bán từ 100-300 con trâu, bò. Ngoài người bản địa, những người từ Nghệ An, Quảng Bình.. cũng đến đây để mua bán bò, trâu. Ông Mậu theo nghề buôn bán trâu, bò tại chợ đã 20 năm.

“Chợ có hơn 100 năm. Tuy chỉ là chợ nông thôn nhưng mỗi lần họp chợ đều có rất đông người đến đây để mua bán từ Nghệ An đến Thanh Hóa, Quảng Bình”, ông Mậu chia sẻ.

“Chợ có hơn 100 năm. Tuy chỉ là chợ nông thôn nhưng mỗi lần họp chợ đều có rất đông người đến đây để mua bán từ Nghệ An đến Thanh Hóa, Quảng Bình”, ông Mậu chia sẻ.

Anh Trần Quốc Trọng (SN 1992, trú thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc) dậy từ 3h sáng chuẩn bị xe cộ, đồ nghề đưa 2 con bò ra chợ Nhe để bán.

Anh Trần Quốc Trọng (SN 1992, trú thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc) dậy từ 3h sáng chuẩn bị xe cộ, đồ nghề đưa 2 con bò ra chợ Nhe để bán.

Người mua, người bán xem từng con, trao đổi, thỏa thuận giá cả. Tan chợ, những con chưa bán, chủ nhân vui vẻ dắt về vỗ béo chờ đến phiên chợ sau.

Người mua, người bán xem từng con, trao đổi, thỏa thuận giá cả. Tan chợ, những con chưa bán, chủ nhân vui vẻ dắt về vỗ béo chờ đến phiên chợ sau.

Việc mua bán tại chợ rất đơn giản. Người mua trả giá. Nếu đồng ý, người bán sẽ đập tay.

Việc mua bán tại chợ rất đơn giản. Người mua trả giá. Nếu đồng ý, người bán sẽ đập tay.

Khi tiếng đập tay vang lên cũng là lúc việc mua bán giữa hai bên đã thành công. Trâu, bò theo chủ mới về nhà.

Khi tiếng đập tay vang lên cũng là lúc việc mua bán giữa hai bên đã thành công. Trâu, bò theo chủ mới về nhà.

Những người đến chợ Nhe để mua trâu, bò thường truyền nhau kinh nghiệm dân gian, rằng: tránh những con “Đầu tang, xoáy tóc, hàm sà/ Trong ba thứ ấy cửa nhà ra đi”, chọn những con “Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”.

Những người đến chợ Nhe để mua trâu, bò thường truyền nhau kinh nghiệm dân gian, rằng: tránh những con “Đầu tang, xoáy tóc, hàm sà/ Trong ba thứ ấy cửa nhà ra đi”, chọn những con “Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”.

Ông Nguyễn Văn Thao (trú tại xã Tiến Lộc) mua 3 con bê tại chợ Nhe, mỗi con trị giá gần 8 triệu đồng. Sau khi mua xong ông dùng xe kéo để chở về nhà chăm sóc, nuôi đến khi nào được giá sẽ bán lại.

Ông Nguyễn Văn Thao (trú tại xã Tiến Lộc) mua 3 con bê tại chợ Nhe, mỗi con trị giá gần 8 triệu đồng. Sau khi mua xong ông dùng xe kéo để chở về nhà chăm sóc, nuôi đến khi nào được giá sẽ bán lại.

Trong lúc chờ khách đến mua, nhiều người ngồi thành từng nhóm để nói chuyện, bàn việc mua bán.

Trong lúc chờ khách đến mua, nhiều người ngồi thành từng nhóm để nói chuyện, bàn việc mua bán.

Những con bò được chủ nhân đưa lên xe tải để chở về nhà. Mỗi phiên chợ có ít nhất 5 chiếc xe tải đỗ ở chợ để chở số lượng trâu, bò khi mua bán xong về chăm sóc hoặc bán lại cho người khác.

Những con bò được chủ nhân đưa lên xe tải để chở về nhà. Mỗi phiên chợ có ít nhất 5 chiếc xe tải đỗ ở chợ để chở số lượng trâu, bò khi mua bán xong về chăm sóc hoặc bán lại cho người khác.

Hồ Phúc Sáng (18 tuổi, trú tại huyện Can Lộc) theo bố đến chợ Nhe để mua bán trâu, bò. "Đi theo bố để học nghề hơn 2 năm nay. Giờ tôi đã có chút ít kinh nghiệm trong việc chọn lựa trâu, bò giống, cũng như trâu, bò thịt. Chợ chỉ hoạt động khoảng vài tiếng là tan. Mỗi tháng chợ mở 6-8 ngày nên có rất đông người đi chợ. Có phiên đến 300 con trâu, bò", Sáng chia sẻ.

Hồ Phúc Sáng (18 tuổi, trú tại huyện Can Lộc) theo bố đến chợ Nhe để mua bán trâu, bò. "Đi theo bố để học nghề hơn 2 năm nay. Giờ tôi đã có chút ít kinh nghiệm trong việc chọn lựa trâu, bò giống, cũng như trâu, bò thịt. Chợ chỉ hoạt động khoảng vài tiếng là tan. Mỗi tháng chợ mở 6-8 ngày nên có rất đông người đi chợ. Có phiên đến 300 con trâu, bò", Sáng chia sẻ.

Ở chợ có người đến để mua bán, nhưng cũng có người chỉ đến xem cho vui. Cũng chính vì nét độc đáo này mà phiên chợ Nhe là nơi tìm đến của đông đảo du khách gần xa. Qua thời gian, chợ có sự thay đổi cùng nhịp sống hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét mộc mạc, giản dị.

Ở chợ có người đến để mua bán, nhưng cũng có người chỉ đến xem cho vui. Cũng chính vì nét độc đáo này mà phiên chợ Nhe là nơi tìm đến của đông đảo du khách gần xa. Qua thời gian, chợ có sự thay đổi cùng nhịp sống hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét mộc mạc, giản dị.

Hoài Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doc-dao-cho-ban-trau-bo-lon-nhat-ha-tinh-post1440856.tpo