Định mệnh của thế giới sau ngày bầu cử Mỹ 8.11

Dù có vẻ kỳ lạ song chiến dịch vận động tranh cử của Donald Trump nhằm chống lại những nhà tài phiệt. Chiến thắng của ông có thể phá vỡ trật tự thế giới dựa trên những bong bóng tài chính bị thổi phồng quá sức rồi bỗng bục vỡ.

Tỷ phú Donald Trump

Quan sát viên của Sputnik Vladimir Lepekhin viết rằng, đến nay trên thế giới chưa có một cuộc vận động tranh cử nào sánh được với chiến dịch bầu cử tổng thống thứ 45 của nước Mỹ về khối lượng thông tin sai sự thật, sai số liệu, những lời nói dối trắng trợn, quá tập trung vào những cáo buộc lẫn nhau.

Có vẻ như trước thềm cuộc bỏ phiếu quan trọng nhất, tất cả các dự đoán đã được nói công khai, tất cả mọi người đã đặt cược cho ứng viên của mình, các nhà phân tích đã xem xét và thảo luận từ các góc độ khác nhau tất cả những hậu quả có thể có nếu ứng viên này hay ứng viên khác giành phần thắng.

Tôi cũng đã viết về những ưu điểm và nhược điểm của Donald Trump và Hillary Clinton. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi: Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể ảnh hưởng như thế nào đến nước Nga?

Trong nửa năm qua, chúng ta thường xuyên nghe lời cảnh báo: Chiến tranh thế giới mới là không thể tránh khỏi nếu bà Hillary Clinton được bầu làm tổng thống. Chỉ cần nhớ lại lời tuyên bố của Donald Trump ở Florida: trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Trump đã nói rằng chính sách của bà Clinton về Syria tiềm ẩn nguy cơ xung đột với Nga có thể dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ 3.

Tác giả bài báo cho rằng, quan điểm của ông Trump dựa trên tiền đề sai. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang diễn ra. Tuy nhiên, khác với Chiến tranh Thế giới thứ ba (chiến tranh lạnh), cuộc chiến tranh thế giới thứ tư đang được tiến hành có sử dụng chủ yếu các phương tiện phi quân sự để tiêu diệt kẻ thù. Ba đặc điểm chính của cuộc chiến này là như sau: Thứ nhất, Mỹcoi Nga là đối thủ chính trong cuộc thế chiến mới.

Bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ trở thành Tổng thống Mỹ.

Thứ hai, mục đích của cuộc chiến này là thay đổi chính quyền ở Nga và tạo ra chế độ bù nhìn dưới những hình thức khác nhau để sau đó nước Nga được kiểm soát từ bên ngoài. Thứ ba, họ không sử dụng các loại vũ khí thông thường trong cuộc chiến tranh chống lại Nga mà chủ yếu tác động thông qua các hành động nhân đạo, trong "chiến tranh ủy nhiệm" (proxy war được thực hiện bằng bàn tay của người khác) không có các cuộc đối đầu trực tiếp.

Tác giả Vladimir Lepekhin lưu ý rằng, trên thực tế cuộc chiến tranh chống lại Nga không dừng lại dù chỉ một giây kể từ khi Harry Truman gọi Liên Xô là kẻ thù chiến lược chính của Mỹ. Nga đã bị lôi kéo vào hai cuộc chiến ủy nhiệm: ở phía Tây Nam, Nga phải bảo vệ người dân Crimea khỏi các hành động phá hoại của Kiev, và phải bảo vệ — bằng các phương tiện ngoại giao — lợi ích của hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk.

Ở Syria, Nga phải triển khai các phi cơ chiến đấu và gửi một biên đội tàu chiến. Nếu nói về chiến dịch vận động tranh cử tại Mỹ, thì kết quả của chiến dịch này liên quan thế nào tới cấu hình, tính năng động, cường độ và các đặc điểm khác của cuộc chiến tranh đang được tiến hành chống lại Nga? Liệu cuộc chiến tranh này sẽ chấm dứt nếu bà Hillary Clinton được bầu làm tổng thống, và nếu tiếp tục thì với hình thức nào?

Rõ ràng là nếu Đảng Dân chủ nắm quyền ở Mỹ thì cuộc chiến tranh chống lại Nga sẽ tiếp tục với quy mô lớn hơn. Và ở đây không nói về những tính cách của tân tổng thống. Ở đây có mối quan hệ nghịch đảo: nếu kết quả bỏ phiếu vào ngày 8 tháng 11 có lợi cho bà Hillary Clinton thì đây sẽ là một bằng chứng cho thấy rằng, "phe hiếu chiến" ở Mỹ là mạnh hơn "phe tư duy lành mạnh".

Nhiệm vụ chính của bà Clinton, cũng như của ông Obama, là tiếp tục thực thi đường lối của Mỹ và phương Tây sang phương Nam và phương Đông. Còn ông Donald Trump là hiện thân của một kịch bản khác dành cho Mỹ, bởi vì chiến dịch vận động tranh cử của ông dựa trên các ưu tiên khác.

Khác với Đảng Dân chủ, ông Trump trước hết quan tâm đến chính sách nội bộ và các lợi ích của giới doanh nghiệp trong nước chứ không phải đến lợi ích của các tập đoàn xuyên quốc gia. Có vẻ là những người đứng đằng sau Trump hiểu rằng, đối thủ địa chính trị của Mỹ không phải là Nga mà là những mối đe dọa thực sự làm cho nước Mỹ mất đi vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Dù có vẻ kỳ lạ song chiến dịch vận động tranh cử của Donald Trump nhằm chống lại những nhà tài phiệt. Chiến thắng của ông có thể phá vỡ trật tự thế giới dựa trên những bong bóng tài chính bị thổi phồng quá sức rồi bỗng bục vỡ. Nghịch lý trong chiến dịch tranh cử lần này là ban tham mưu của bà Clinton đã tạo dựng hình ảnh Donald Trump như một người vô trách nhiệm, theo chủ nghĩa dân túy, không có kinh nghiệm chính trị. Tuy nhiên, mọi thứ lại hoàn toàn trái ngược. Chứng tỏ về điều đó là vụ scandal với thư điện tử của Clinton.

Thái độ của Hillary Clinton đến các thông điệp e-mail chứa những dữ liệu bảo mật cho thấy rằng, chính bà ấy là một người vô trách nhiệm, không thấy sự khác biệt giữa cuộc sống riêng tư và lợi ích quốc gia.

Trên thực tế, bà Clinton không phải là một người như bà được mô tả. Cử tri chỉ thấy hình ảnh được dàn xếp cẩn thận của một nhà chính trị thực dụng và có trách nhiệm, mà bà Hillary không phải là một người như vậy. Một người như vậy là Donald Trump với những kinh nghiệm phong phú trong việc xây dựng một công ty mới, một tập đoàn mới, và có lẽ trong tương lai một đất nước mới. Khác với ông Trump, bà Clinton không biết xây dựng những tập đoàn mới mà chỉ có tài năng bán ra hàng hóa. Đối với Hillary Clinton các cơ quan nhà nước, mà bà có danh tiếng nhờ vào sự bảo trợ của người chồng, chỉ là một phương tiện kiếm tiền có thể bù đắp cho sự thiếu hụt đạo đức và tâm lý.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/the-gioi/dinh-menh-cua-the-gioi-sau-ngay-bau-cu-my-811-721520.html