Điều chỉnh tiền tệ: từ nới lỏng về bình thường, không phải xiết chặt

(ATPvietnam.com) -Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) vừa có báo cáo đặc biệt chính sách kinh tế vĩ mô - điều mà Nhà đầu tư đang rất quan tâm để có thêm những thông tin kịp thời và chính xác trong thời gian tới của thị trường chứng khoán (TTCK).

Vừa qua, việc sớm áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến không ít Nhà đầu tư dao động và lo lắng khiến thị trường khá ảm đạm khi lình xình trong thời gian khá dài với lượng giao dịch giảm sút. Theo SBS, những chính sách kiểm soát chặt chẽ dòng tiền lưu thông trên thị trường và những hoạt động liên quan có khả năng xảy ra cao nhằm cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và hạn chế rủi ro hơn là áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong nửa cuối năm 2009. “Ngay cả khi Chính Phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% - 2% thì vẫn chưa đạt tới mức tỷ lệ bình thường là 8% được áp dụng suốt một thời gian dài trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, vì thế chúng tôi cho rằng, nếu việc này có xảy ra thì đây cũng chỉ là hành động điều chỉnh dần từ trạng thái nới lỏng tiền tệ sang trạng thái bình thường chứ không phải sang trạng thái xiết chặt tiền tệ và điều này ngầm hiểu rằng đây là tín hiệu tốt thể hiện sự hồi phục của nền kinh tế”. SBS khẳng định. Trở lại với các thông tin kiểm soát lưu thông tiền tệ khi ngày 17/7/2009, Ngân hàng Nhà Nước VN (NHNN) giảm lãi suất trên tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng từ 3,6% xuống còn 1,2%/năm, có hiệu lực từ ngày 1/8/2009, và trước đó là việc điều chỉnh tăng trưởng GDP 6,5% xuống 5,5% vào tháng 5, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 30% xuống 25%-27% trong tháng 7. SBS cho rằng, những động thái đó của Chính phủ là những bước đi hướng đến việc giám sát chặt chẽ các chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu về GDP, kiểm soát lạm phát và chất lượng tín dụng cho cả năm 2009. Nhìn lại diễn biến điều chỉnh lãi suất dự trự bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong thời qua trong bối cảnh từng thời kỳ có những diễn biến kinh tế khác nhau, cụ thể: Lãi suất trả trên tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng được giữ ở mức 1,2%/năm trong 1 thời gian rất dài (xem đồ thị) trước khi đi vào hàng loạt điều chỉnh trong năm 2008. Sau khi kết thúc giai đoạn lạm phát bùng nổ vào nửa đầu năm 2008, NHNN đã tăng lãi suất lên 3,6% vào tháng 9/2008 nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm chi phí đầu vào trong khi vẫn không ảnh hưởng mạnh đến cung tiền trong lưu thông. Đến tháng 10/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh hai lần tăng lên 5% và 10% trong cùng một tháng và mức 10% cũng là mức đỉnh. Đến tháng 12/2008, khi tình hình đã tạm thời bình ổn, lãi suất này lại được điều chỉnh giảm từ từ xuống 9% và 8,5% trong tháng 12/2008 và xuống còn 3,6% trong tháng 2/2009. Đợt cắt giảm tiếp theo xuống 1,2% trong tuần rồi đã đưa mức lãi suất quay trở lại bình thường trước thời kỳ sóng gió 2008. Từ đó, có thể thấy, Việc cắt giảm lãi suất này chủ yếu tác động làm tăng chi phí đầu vào của các NHTM lên thêm 1-1,2%/năm và trong khi tốc độ tăng trưởng nửa cuối năm bị giới hạn, việc này sẽ làm thu hẹp lợi nhuận biên từ hoạt động tín dụng của các NHTM. SBS có nhận xét cho rằng, sự điều chỉnh vừa qua của Chính phủ là đưa các chỉ số như Lãi suất cơ bản; Lãi suất tái chiềt khấu; Lãi suất trên dự trữ bắt buộc; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc về mức bình thường chứ không phải là thắt chặt lưu thông tiền tệ. Động thái vừa rồi của NHNN khi hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3,6% xuống 1,2% mang một ý nghĩa tích cực trong bối cảnh báo cáo hoạt động cho 1H2009 của hầu hết các NHTM đều hết sức ấn tượng trong khi thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng đột biến trong 2009 và việc giảm lãi suất này là phù hợp một phần giảm gánh nặng cho ngân sách một mặt cho thấy hệ thống các NHTM đã từng bước đi vào ổn định. Cùng với việc giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống 27%, SBS cho rằng: "Chính phủ chưa nhắm đến mục tiêu thắt chặt tiền tệ hay siết chặt dòng tiền mà là kiểm soát chặt chẽ hơn vốn tín dụng lẫn chất lượng tín dụng thông qua các công cụ trung gian. Việc thắt chặt tiền tệ thường gắn liền với điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, hay tăng dự trữ bắt buộc hoặc có thể sử dụng các công cụ thị trường mở để thu hẹp lượng tiền lưu thông (như phát hành tín phiếu bắt buộc vào tháng 3/2008). Các chính sách này nếu đem áp dụng trong bối cảnh của 2H2009 có vẻ không phù hợp do mục tiêu của gói kích cầu vẫn còn đó và Chính Phủ vẫn đang chật vật để lái con thuyền đi theo đúng hướng nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng. Nói một cách khác, chính phủ đang từng bước cố gắng đưa chính sách nới lỏng tiền tệ trở về trạng thái bình thường nhưng theo một tiến độ linh hoạt phù hợp với từng điều kiên kinh tế cụ thể". Quang Minh Các tin liên quan SBS: Tổ chức cuộc thi chứng khoán với giá trị giải thưởng 640 triệu đồng VFM và SBSC tổ chức tọa đàm "Chia sẻ thông tin, đón đầu cơ hội” HLA: SBS mua xong 1.000.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ lên 5,26% IndochinaCapital và SBS mua cổ phần của ITC SBS và Hanwha ký kết bản ghi nhớ hợp tác toàn diện 18/1: SBS khai trương đại lý nhận lệnh tại Vũng Tàu Công ty chứng khoán SBS đạt 164 tỷ đồng lợi nhuận SBS khai trương phòng giao dịch Hoa Việt tại quận 5 SBS hợp tác với công ty chứng khoán Thái Lan

Nguồn ATPVietnam: http://atpvietnam.com/vn/dulieuvaphantich/35465/index.aspx