'Điểm tên' những loài động vật kỳ lạ của Việt Nam

Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú. Sự đa dạng sinh học này được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ lạ khiến nhiều người cảm thấy kinh ngạc. Dơi quỷ, ếch bay ma cà rồng… là những loài như thế.

Dơi mặt quỷ: Loài rơi này có mũi hình ống, khuôn mặt xấu xí và là loài động vật kỳ lạ chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Chúng có lông phần đầu đen, tương phản với phần bụng có màu hơi trắng. Chúng sống ở những cánh rừng nhiệt đới và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng.

Dơi mặt quỷ: Loài rơi này có mũi hình ống, khuôn mặt xấu xí và là loài động vật kỳ lạ chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Chúng có lông phần đầu đen, tương phản với phần bụng có màu hơi trắng. Chúng sống ở những cánh rừng nhiệt đới và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng.

Ếch bay ma cà rồng: Đây cũng là một trong những loài kỳ lạ ở Việt Nam. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của những chiếc răng nanh màu đen lạ của chúng. Loài này dài khoảng 5cm và chỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới ở miền nam Việt Nam.

Ếch bay ma cà rồng: Đây cũng là một trong những loài kỳ lạ ở Việt Nam. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của những chiếc răng nanh màu đen lạ của chúng. Loài này dài khoảng 5cm và chỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới ở miền nam Việt Nam.

Rắn mắt màu ngọc đỏ: Loài động vật kỳ lạ này có tên khoa học là Cryptelytrops rubeus. Chúng sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP. HCM, các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam và miền đông Campuchia.

Rắn mắt màu ngọc đỏ: Loài động vật kỳ lạ này có tên khoa học là Cryptelytrops rubeus. Chúng sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP. HCM, các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam và miền đông Campuchia.

Cày vằn: Loài này được tìm thấy một cách đáng ngạc nhiên ở nhiều nơi tại Kon Plông tỉnh Kon Tum. Đây là loài thú ăn thịt nhỏ, xếp loại “Nguy cấp” trong Sách Đỏ IUCN. Loài này bị bẫy bắt tại nhiều nơi, ngay cả tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn của Việt Nam.

Cày vằn: Loài này được tìm thấy một cách đáng ngạc nhiên ở nhiều nơi tại Kon Plông tỉnh Kon Tum. Đây là loài thú ăn thịt nhỏ, xếp loại “Nguy cấp” trong Sách Đỏ IUCN. Loài này bị bẫy bắt tại nhiều nơi, ngay cả tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn của Việt Nam.

Hươu chuột: Chúng thuộc họ cheo cheo, bị nghi tuyệt chủng đã được chụp lại ở một cánh rừng miền Nam Việt Nam. Có tên là hươu chuột nhưng loài không phải hươu hay chuột mà là động vật có vú, móng guốc nhỏ nhất thế giới, với trọng lượng chưa tới 5kg. Loài động vật này ưa những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư.

Hươu chuột: Chúng thuộc họ cheo cheo, bị nghi tuyệt chủng đã được chụp lại ở một cánh rừng miền Nam Việt Nam. Có tên là hươu chuột nhưng loài không phải hươu hay chuột mà là động vật có vú, móng guốc nhỏ nhất thế giới, với trọng lượng chưa tới 5kg. Loài động vật này ưa những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư.

Bọ lá: Đây là loài côn trùng thuộc bộ Bọ que có màu xanh nõn chuối và hình dạng giống lá cây. Bọ lá có hai cánh trước dài và rộng, hai cánh sau hình quạt nan, nhiều gân và trong suốt, thân dài tới 95mm.

Bọ lá: Đây là loài côn trùng thuộc bộ Bọ que có màu xanh nõn chuối và hình dạng giống lá cây. Bọ lá có hai cánh trước dài và rộng, hai cánh sau hình quạt nan, nhiều gân và trong suốt, thân dài tới 95mm.

Rắn giun: Đây là loài rắn nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.

Rắn giun: Đây là loài rắn nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.

Mời độc giả xem video:Cá tại tượng chiên xù. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/diem-ten-nhung-loai-dong-vat-ky-la-cua-viet-nam-1538750.html