Điểm danh những tên tuổi “fintech” đình đám thế giới

Fintech (công nghệ tài chính) là một cụm từ nóng được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2015 và 2016 khi các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này được rót những khoản đầu tư lớn và đang tạo ra những xu hướng mới để thay đổi hành vi mua sắm truyền thống tại khắp nơi trên thế giới.

Fintech (công nghệ tài chính) là một cụm từ nóng được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2015 và 2016 khi các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này được rót những khoản đầu tư lớn và đang tạo ra những xu hướng mới để thay đổi hành vi mua sắm truyền thống tại khắp nơi trên thế giới.

Theo hãng kiểm toán KPMG, trong năm 2015, vốn đầu tư đổ vào các doanh nghiệp khởi nghiệp về Fintech trên thế giới đạt trên 20 tỉ USD, tức tăng 66% so với 12 tỉ USD của năm 2014.

Nhận định về tương lai của fintech thế giới, Steve Davies, lãnh đạo bộ phận FinTech của hãng kiểm toán PwC (PricewaterhouseCoopers) tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi nói: "Ước tính trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa, tổng mức đầu tư vào FinTech trên toàn cầu có thể vượt mức 150 tỷ USD và các định chế tài chính và công ty công nghệ sẽ giành giật nhau cơ hội tham gia vào cuộc chơi."

Dưới đây là một số tên tuổi Fintech đình đám được nhắc đến nhiều trong thời gian qua:

Adyen

Adyen là một công ty chuyên xử lý thanh toán quốc tế, với các khách hàng có thể kể đến Uber, Spotify và Facebook.

Doanh nghiệp Hà Lan này thành lập năm 2006, cung cấp dịch vụ thanh toán trên máy tính để bàn, điện thoại di động và tại quầy. Adyen có trong tay một số lực lượng hậu thuẫn lớn. Năm ngoái, hãng này huy động được một số vốn không được tiết lộ từ một quỹ quản lý đầu tư tên là Iconiq, có ông chủ Facebook Mark Zuckerberg nằm trong danh sách khách hàng. Đây là một quỹ thuộc dạng "khủng", được định giá tới 2,3 tỉ USD.

GoBear

GoBear thành lập vào năm 2015 tại Singapore bởi Andre Hesselink, một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm người Hà Lan, cũng đồng thời là gương mặt nổi trội trong giới khởi nghiệp châu Á. Đây là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ so sánh trực tuyến giúp người dùngtìm kiếm và so sánh các sản phẩm tài chính đầu tiên của châu Á. Công cụ này được thiết lập dựa trên một nền tảng đơn giản để khách hàng có thể được tự do, thoải mái lựa chọn các sản phẩm tài chính phức tạp như bảo hiểm, thẻ tín dụng và các khoản vay.

GoBear hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan đến tài chính một cách minh bạch, rõ ràng, không có tính thiên vị, không mang tính chất quảng cáo hay thúc đẩy việc mua bán sản phẩm. Tham vọng của GoBear, công ty fintech được nhận định có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á là tạo một cuộc đột phá trên thị trường tài chính trực truyến tại khu vực này.

Hiện GoBear đã phát triển đến nhiều nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Malaysia, Philipine, Hồng Kông và sắp có mặt tại Việt Nam vào đầu tháng 12 tới. Sau 2 năm đi vào hoạt động, hơn 4 triệu người đã sử dụng GoBear để thực hiện so sánh các sản phẩm tài chính trên khắp châu Á.

TransferWise

TransferWise là một dịch vụ chuyển tiền ngang cấp được hội FinTech 50 nhắc đến như một trong những "nhà cách mạng fintech thực thụ".

Doanh nghiệp có hội sở tại London này cho phép khách hàng chuyển tiền đến nhiều nước và với những loại tiền khác nhau với chi phí thấp hơn ngân hàng truyền thống.

Năm ngoái, TransferWise huy động được 58 triệu USD từ các nhà đầu tư đứng đầu là hãng đầu tư mạo hiểm Mỹ Andreesen Horowitz trong một đợt huy động vốn trong đó định giá doanh nghiệp khởi nghiệp này ở mức 1 tỉ USD.

Nutmeg

Nutmeg được chọn đưa vào danh sách vì có "hoạt động đầu tư trực tuyến".

Doanh nghiệp khởi nghiệp của Anh này là một quỹ quản lý đầu tư trực tuyến chịu sự quản lý của Cục Quản lý Tài chính Anh (FCA).

Nutmeg hiện đang giảm giá sau khi một số đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, đồng thời cho biết sẽ sớm giới thiệu một dịch vụ tư vấn đầu tư tự động hay còn gọi là "robot tư vấn".

iZettle

iZettle là một doanh nghiệp chuyên xử lý thanh toán, thực hiện cấp miễn phí cho các doanh nghiệp một thiết bị đọc thẻ có thể gắn vào máy tính bảng hay điện thoại, cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch từ thiết bị di động. Tháng 8/2015, hãng khởi nghiệp của Thụy Điển này huy động được 60 triệu euro và có sự hậu thuẫn của những công ty như MasterCard, Santander.

Klarna

Klarna là một doanh nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp Thụy Điển chuyên xử lý thanh toán cạnh tranh trực tiếp với PayPal.

Theo như trên trang web của hãng, mục tiêu của hãng này là "đơn giản hóa giao dịch thanh toán", đồng thời cách làm cũng khác với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng của Klarna không cần đăng ký và có thể đặt lệnh chỉ đơn giản bằng cách nhập email và mã vùng. Khi sản phẩm chuyển đến, khách hàng có thể chọn thời điểm thanh toán trong vòng 14 ngày.

Stripe

Hệ thống của Stripe cho phép mọi doanh nghiệp có thể bắt đầu chấp nhận thanh toán của khách hàng chỉ trong vòng vài phút, dù là bằng thẻ tín dụng hay trực tiếp từ tài khoản. Stripe còn muốn tham gia cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Hai nhà đồng sáng lập Stripe Patrick (trái) và John Collison (phải).

TT

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-thi-truong/-/view_content/content/2012639/diem-danh-nhung-ten-tuoi-fintech-dinh-dam-the-gioi