Điểm danh cả họ nhà cò sinh sống ở Việt Nam (2)

Ngoài loài có trắng quen thuộc, trong họ Diệc (Ardeidae) còn nhiều loài chim độc đáo mà không phải ai cũng biết đến.

Cò ruồi (Bubulcus coromandus) dài 48-53 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước, di cư phổ biến qua Đông Bắc. Loài cò này sống ở các vùng đất ngập nước, đất canh tác, đồng lúa nước, kiếm ăn gần các loài gia súc.

Cò ruồi (Bubulcus coromandus) dài 48-53 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước, di cư phổ biến qua Đông Bắc. Loài cò này sống ở các vùng đất ngập nước, đất canh tác, đồng lúa nước, kiếm ăn gần các loài gia súc.

Cò ngàng lớn (Ardea alba) dài 85-102 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Bộ, trú đông tương đối phổ biến tại Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở các vùng đất ngập nước, đồng lúa nước, rừng ngập mặn.

Cò ngàng lớn (Ardea alba) dài 85-102 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Bộ, trú đông tương đối phổ biến tại Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở các vùng đất ngập nước, đồng lúa nước, rừng ngập mặn.

Cò ngàng nhỏ (Ardea intermedia) dài 65-72 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Nam Bộ, trú đông tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các vùng đất ngập nước, đồng lúa nước.

Cò ngàng nhỏ (Ardea intermedia) dài 65-72 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Nam Bộ, trú đông tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các vùng đất ngập nước, đồng lúa nước.

Vạc (Nycticorax nycticorax) dài 58-65 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, rất phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở đầm lầy, đồng lúa nước, rừng ngập mặn, kiếm ăn ban đêm.

Vạc (Nycticorax nycticorax) dài 58-65 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, rất phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở đầm lầy, đồng lúa nước, rừng ngập mặn, kiếm ăn ban đêm.

Vạc hoa (Gorsachius magnificus) dài 54-56 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc. Chúng sống ở các con suối, hồ trong rừng lá rộng thường xanh, rừng trên núi đá, kiếm ăn ban đêm.

Vạc hoa (Gorsachius magnificus) dài 54-56 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc. Chúng sống ở các con suối, hồ trong rừng lá rộng thường xanh, rừng trên núi đá, kiếm ăn ban đêm.

Vạc rừng (Gorsachius melanolophus) dài 48-51 cm, là loài di cư sinh sản hiếm tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, định cư không phổ biến tại Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là đầm lầy, suối trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng đầm lầy, rừng thứ sinh, kiếm ăn ban đêm.

Vạc rừng (Gorsachius melanolophus) dài 48-51 cm, là loài di cư sinh sản hiếm tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, định cư không phổ biến tại Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là đầm lầy, suối trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng đầm lầy, rừng thứ sinh, kiếm ăn ban đêm.

Diệc xám (Ardea cinerea) dài 90-90 cm, là loài di cư trú đông ven biển, tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ, định cư hiếm tại Nam Bộ. Loài này sống ở các vùng đất ngập nước trong đất liền và ven biển, rừng ngập mặn.

Diệc xám (Ardea cinerea) dài 90-90 cm, là loài di cư trú đông ven biển, tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ, định cư hiếm tại Nam Bộ. Loài này sống ở các vùng đất ngập nước trong đất liền và ven biển, rừng ngập mặn.

Diệc lửa (Ardea purpurea) dài 78-90 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Bộ, trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước, trừ Tây Bắc. Chúng sống ở các vùng đất ngập nước, đầm lầy, hồ, sông lớn, rừng ngập mặn.

Diệc lửa (Ardea purpurea) dài 78-90 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Bộ, trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước, trừ Tây Bắc. Chúng sống ở các vùng đất ngập nước, đầm lầy, hồ, sông lớn, rừng ngập mặn.

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/diem-danh-ca-ho-nha-co-sinh-song-o-viet-nam-2-1594817.html