Đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - Italia

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Italia đạt 4,6 tỷ USD trong năm 2016; trong 7 tháng đầu năm 2017, con số này đạt trên 2,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Italia đạt 4,6 tỷ USD trong năm 2016; trong 7 tháng đầu năm 2017, con số này đạt trên 2,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Hàng hóa của Việt Nam xuất siêu sang Italia đạt 947,48 triệu USD (giảm trên 12% so với 7 tháng đầu năm 201).

Việt Nam nhập khẩu từ Italia chủ yếu là máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất và hàng công nghiệp; trị gía 966,26 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này nhiều nhất là điện thoại, cà phê, giày dép, dệt may, máy vi tính… trị giá 1,91 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Italia nhiều nhất là máy móc, thiết bị đạt 365,06 triệu USD, chiếm 37,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, tăng 12% so với cùng kỳ.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch, với 140 triệu USD, chiếm 14,5%, tăng 11,4%; dược phẩm đứng thứ 3 với 102,56 triệu USD, chiếm 10,6%, giảm nhẹ 2,7%.

Nhóm hàng đáng chú ý nhất trong số các loại hàng hóa nhập khẩu từ Italia 7 tháng đầu năm nay đó là thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng đột biến tới 964% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 49,95 triệu USD – đứng thứ 4 thị trường; Bên cạnh đó, nhập khẩu sắt thép từ Italia cũng tăng mạnh tới 191%, đạt 6,76 triệu USD; nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện cũng tăng mạnh gần 126%, đạt 6,59 triệu USD; kim loại thường tăng gần 94%, đạt 4,02 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu (tăng 56%, đạt 7,75 triệu USD.

Mặc dù, nhập khẩu tăng mạnh ở rất nhiều nhóm hàng, nhưng vẫn có một số sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái; điển hình như nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá từ thị trường này giảm tới 92% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 0,07 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cũng giảm 41%, đạt 7,24 triệu USD; nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép giảm 39%, đạt 15,34 triệu USD; linh kiện, phụ tùng ô tô giảm 26,5%, đạt 1,66 triệu USD).

Dự kiến vào năm 2018 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa Italia và Việt Nam. EVFTA là "đòn bẩy" vô cùng quan trọng với cả hai quốc gia, góp phần tăng cường xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư.

Các chuyên gia nhận định, sau khi EVFTA được ký kết, sự quan tâm của các doanh nghiệp Italia với Việt Nam sẽ tăng mạnh, do các DN Italia đang dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam để tăng sức cạnh tranh. Tiềm năng cho các DN Italia tại Việt Nam rất rộng mở, bởi Việt Nam đang cần gia tăng giá trị tại các ngành giày dép, may mặc và nông nghiệp, vốn là thế mạnh của Italia. Các DN Italia cũng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh hoặc xuất khẩu sang Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như cơ khí máy móc, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, du lịch, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Về cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Italia, cac chuyên gia cho rằng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, nông sản của thị trường này rất lớn. Đây là cơ hội để các DN Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Italia với dân số hơn 60 triệu dân và là cầu nối quan trọng tới thị trường 500 triệu dân của châu Âu.

Tuy nhiên, khi vào thị trường này, có một số điều các DN Việt cần lưu ý là thuế giá trị gia tăng tại Italia rất cao, lên tới 22% ở hầu hết các sản phẩm. Vì vậy, các DN Việt cần tính toán kỹ giá thành của sản phẩm để xuất khẩu cho phù hợp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Italia cũng như quy định của nước này rất khắt khe đối với bao bì, nhãn mác sản phẩm. Theo đó, để thâm nhập thị trường này, các DN phải bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của EU. Bởi người Italia vẫn chưa biết nhiều tới Việt Nam hay hàng Việt Nam. Nếu hàng hóa chất lượng tốt sẽ thuyết phục được người tiêu dùng. Điều quan trọng là các DN Việt phải tạo được sự tin tưởng cho đối tác vì các doanh nghiệp Italia thường hợp tác lâu dài. Các DN Italia đang dành sự quan tâm rất lớn với thị trường Việt Nam. Dự kiến quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Nhập khẩu hàng hóa từ Italia 7 tháng đầu năm 2017. (ĐVT: USD)

Mặt hàng

7T/2017

7T/2016

% so sánh

Tổng kim ngạch

966.257.123

821.104.646

+17,68

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

365.058.848

326.297.600

+11,88

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

139.993.281

125.690.549

+11,38

Dược phẩm

102.558.217

99.848.265

+2,71

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

49.946.826

4.694.285

+963,99

Vải các loại

44.752.748

37.388.626

+19,70

Sản phẩm hóa chất

33.640.877

23.717.290

+41,84

Sản phẩm từ sắt thép

15.338.902

24.976.088

-38,59

Sản phẩm từ chất dẻo

10.784.209

10.122.667

+6,54

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

9.654.328

9.483.071

+1,81

Hóa chất

8.494.283

7.169.238

+18,48

Chất dẻo nguyên liệu

7.753.724

4.984.438

+55,56

Gỗ và sản phẩm gỗ

7.235.402

12.261.189

-40,99

Sắt thép các loại

6.763.644

2.321.795

+191,31

Hàng điện gia dụng và linh kiện

6.587.628

2.918.244

+125,74

Giấy các loại

6.501.463

5.353.553

+21,44

Sản phẩm từ cao su

6.175.875

4.780.217

+29,20

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

5.506.544

4.709.199

+16,93

Kim loại thường khác

4.021.429

2.074.431

+93,86

Nguyên phụ liệu dược phẩm

3.297.581

3.946.431

-16,44

Linh kiện, phụ tùng ô tô

1.659.065

2.258.152

-26,53

Nguyên phụ liệu thuốc lá

65.576

836.116

-92,16

Nguồn Vinanet: http://vinanet.vn/thuong-mai/day-manh-quan-he-thuong-mai-viet-nam-italia-678388.html