Dấu tích miệng núi lửa cổ gần bờ ở Quảng Ngãi

Miệng núi lửa cổ còn nguyên vẹn, nằm sát bờ ở thắng cảnh Ba Làng An (Quảng Ngãi) rộng 30 m2, được các chuyên gia đánh giá là di sản địa chất hiếm hoi thế giới.

 Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30 km về hướng đông bắc, vùng biển Ba Làng An lâu nay thu hút du khách bởi dấu tích miệng núi lửa cổ rộng, còn nguyên vẹn, nằm sát bờ.

Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30 km về hướng đông bắc, vùng biển Ba Làng An lâu nay thu hút du khách bởi dấu tích miệng núi lửa cổ rộng, còn nguyên vẹn, nằm sát bờ.

 Mỗi khi thủy triều rút, dấu tích miệng núi lửa dần lộ ra, nhìn từ trên cao giống như một chiếc chảo khổng lồ có miệng rộng khoảng 30 m2. Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Quân (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), dấu tích miệng núi lửa này tạo nên vẻ đẹp đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.

Mỗi khi thủy triều rút, dấu tích miệng núi lửa dần lộ ra, nhìn từ trên cao giống như một chiếc chảo khổng lồ có miệng rộng khoảng 30 m2. Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Quân (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), dấu tích miệng núi lửa này tạo nên vẻ đẹp đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.

 GS.TS Nguyễn Hoàng (Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo, Nhật Bản) ví nơi đây là kỳ quan "Vịnh Hạ Long trầm tích núi lửa". Địa chất vùng biển nơi đây kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6-11 triệu năm trước.

GS.TS Nguyễn Hoàng (Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo, Nhật Bản) ví nơi đây là kỳ quan "Vịnh Hạ Long trầm tích núi lửa". Địa chất vùng biển nơi đây kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6-11 triệu năm trước.

 Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ và nước biển. Các nhà khoa học nhận định, miệng núi lửa cổ này dù nằm sát mực nước biển nhưng còn nguyên vẹn. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, thu hút khách, nhà khoa học đến tham quan lặn biển và nghiên cứu.

Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ và nước biển. Các nhà khoa học nhận định, miệng núi lửa cổ này dù nằm sát mực nước biển nhưng còn nguyên vẹn. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, thu hút khách, nhà khoa học đến tham quan lặn biển và nghiên cứu.

 Lần đầu được khám phá miệng núi lửa nằm dưới mặt biển, chị Trần Thị Thùy Trang (TP HCM) cho biết: "Lần đầu tiên đặt chân đến Ba Làng An, tôi thật sự choáng ngợp trước phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. Tôi cùng nhóm bạn bất ngờ với dấu tích miệng núi lửa cổ độc đáo gần sát bờ và có nhiều tấm ảnh ấn tượng ở nơi này".

Lần đầu được khám phá miệng núi lửa nằm dưới mặt biển, chị Trần Thị Thùy Trang (TP HCM) cho biết: "Lần đầu tiên đặt chân đến Ba Làng An, tôi thật sự choáng ngợp trước phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. Tôi cùng nhóm bạn bất ngờ với dấu tích miệng núi lửa cổ độc đáo gần sát bờ và có nhiều tấm ảnh ấn tượng ở nơi này".

 Dù trải qua thời gian dài bị tác động bởi sóng gió nhưng địa hình, địa vật nơi đây còn khá nguyên vẹn. Hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad độc đáo.

Dù trải qua thời gian dài bị tác động bởi sóng gió nhưng địa hình, địa vật nơi đây còn khá nguyên vẹn. Hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad độc đáo.

 Xung quanh mũi Ba Làng An, hòn Nhàn, Bàn Than (vùng biển Bình Châu) vẫn còn nhiều dấu tích lịch sử của hoạt động phun trào và kiến tạo vùng trầm tích núi lửa đặc trưng ở Việt Nam.

Xung quanh mũi Ba Làng An, hòn Nhàn, Bàn Than (vùng biển Bình Châu) vẫn còn nhiều dấu tích lịch sử của hoạt động phun trào và kiến tạo vùng trầm tích núi lửa đặc trưng ở Việt Nam.

 Với kết cấu địa chất quần thể đá bazan, đất đá ong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từng đề xuất xây dựng mũi đất Ba Làng An (vùng biển Bình Châu) cùng với Ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên) và quần thể bazan dạng cột thác Trinh nữ (Đăk Nông) thành công viên địa chất.

Với kết cấu địa chất quần thể đá bazan, đất đá ong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từng đề xuất xây dựng mũi đất Ba Làng An (vùng biển Bình Châu) cùng với Ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên) và quần thể bazan dạng cột thác Trinh nữ (Đăk Nông) thành công viên địa chất.

 Nằm cạnh miệng núi lửa còn có ngọn hải đăng Ba Làng An cao hơn 26 m. Đứng từ trên đỉnh ngọn hải đăng nhìn xuống, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng biển tuyệt đẹp nơi đây.

Nằm cạnh miệng núi lửa còn có ngọn hải đăng Ba Làng An cao hơn 26 m. Đứng từ trên đỉnh ngọn hải đăng nhìn xuống, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng biển tuyệt đẹp nơi đây.

 Du khách thích thú tham gia hoạt động lặn biển bắt ốc, cá và ngắm san hô cùng ngư dân địa phương. Vùng biển nơi đây tích hợp nhiều giá trị di sản văn hóa biển, địa chất độc đáo.

Du khách thích thú tham gia hoạt động lặn biển bắt ốc, cá và ngắm san hô cùng ngư dân địa phương. Vùng biển nơi đây tích hợp nhiều giá trị di sản văn hóa biển, địa chất độc đáo.

 Phía dưới mặt nước là "thiên đường san hô" ở Ba Làng An. Theo các nhà khảo cổ học, vùng biển Bình Châu vốn là thương cảng cổ sầm uất từ nhiều thế kỷ trước. Di chỉ hàng chục tàu cổ đắm có niên đại hàng nghìn năm trước ở vùng biển Vũng Tàu (Bình Châu) đã minh chứng điều đó. Ảnh: Duy Sinh.

Phía dưới mặt nước là "thiên đường san hô" ở Ba Làng An. Theo các nhà khảo cổ học, vùng biển Bình Châu vốn là thương cảng cổ sầm uất từ nhiều thế kỷ trước. Di chỉ hàng chục tàu cổ đắm có niên đại hàng nghìn năm trước ở vùng biển Vũng Tàu (Bình Châu) đã minh chứng điều đó. Ảnh: Duy Sinh.

 Vị trí miệng núi lửa cổ ở thắng cảnh Ba Làng An. Ảnh: Google Maps.

Vị trí miệng núi lửa cổ ở thắng cảnh Ba Làng An. Ảnh: Google Maps.

Minh Hoàng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dau-tich-mieng-nui-lua-co-gan-bo-o-quang-ngai-post1335338.html