Dấu chân bền vững của Cô Gái Hà Lan trong ngành sữa

Tin rằng dinh dưỡng là chìa khóa vun đắp thế hệ tương lai và chăm sóc hành tinh, Cô Gái Hà Lan nỗ lực 'mở khóa' sức mạnh của sữa trên lộ trình phát triển bền vững.

Tin rằng dinh dưỡng là chìa khóa vun đắp thế hệ tương lai và chăm sóc hành tinh, Cô Gái Hà Lan nỗ lực “mở khóa” sức mạnh của sữa trên lộ trình phát triển bền vững.

Từ nền móng là di sản ngành sữa hơn 150 năm, Cô Gái Hà Lan tiến từng bước để chạm tay vào đích đến phát triển bền vững: Cung cấp dinh dưỡng tối ưu và bảo vệ hành tinh từ hộp sữa thân thiện môi trường.

Lịch sử hơn 150 năm cam kết vì ngành sữa bền vững của Cô Gái Hà Lan (thương hiệu thuộc FrieslandCampina Việt Nam) được vun đắp từ gốc dinh dưỡng. Để phần ngọn - sứ mệnh nuôi dưỡng thế hệ tương lai - vươn cao và tiến xa, nhãn sữa đặt trọng tâm tối ưu nguồn dinh dưỡng, tạo ra sản phẩm mới đồng thời cải tiến dòng sữa tươi hiện có.

Bằng kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo chuẩn quốc tế, năm 2022 đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng của Cô Gái Hà Lan trong hành trình cung cấp dinh dưỡng an toàn, cân bằng và bền vững cho trẻ em Việt Nam. Trong đó, khảo sát thực trạng dinh dưỡng trên gần 14.000 trẻ 6 tháng đến 12 tuổi tại 4 nước Đông Nam Á giai đoạn 2 (SEANUTS II) được xem là la bàn để nhãn sữa triển khai chương trình và sản phẩm dinh dưỡng đặc thù tại từng quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Khảo sát SEANUTS I và SEANUTS II giúp Cô Gái Hà Lan nhận thức rõ trẻ đang đương đầu với tình trạng thiếu vi chất, dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi hoặc thừa cân béo phì, cùng nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến khác.

Cụ thể, có khoảng 7 vi chất trẻ em Việt Nam thiếu hụt ở mức cao như canxi, vitamin D, vitamin A. Tình trạng này liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của trẻ, trong đó có bữa sáng. Tại Việt Nam, báo cáo chỉ rõ có đến 95,3% trẻ ăn sáng mỗi ngày, tỷ lệ đạm động/thực vật trong bữa ăn đáp ứng 61,5% nhu cầu, trong khi vitamin và khoáng chất còn hạn chế.

Nhìn ra thế giới, bữa sáng của trẻ thường có sữa để lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng thì tại Việt Nam, 60,1% trẻ tiêu thụ chưa đến 4 sản phẩm từ sữa (từ 100 ml trở lên) mỗi tuần (theo SEANUTS II). Ngoài ra, "Báo cáo nghiên cứu về ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2022-2031" cũng cho thấy mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại nước ta chỉ đạt 28 lít năm 2021, thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan (35 lít) và Singapore (45 lít).

Việc hạn chế tiêu thụ sữa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ nhỏ, cụ thể là tình trạng thiếu vi chất, về lâu dài dễ dẫn đến thấp còi. Nghiên cứu của Đại học Harvard lý giải trẻ em có xu hướng ăn theo chế độ ít đa dạng so với người lớn, nên sữa là giải pháp thuận tiện và hữu ích để đảm bảo trẻ nạp tối đa dinh dưỡng cho sự phát triển.

Kết quả SEANUTS II là tài nguyên quý để Cô Gái Hà Lan “đọc vị” nhu cầu trẻ nhỏ, từ đó tối ưu dưỡng chất trong sữa để đáp ứng tối đa tháp dinh dưỡng của trẻ em Việt. Chỉ một tháng sau khi công bố kết quả khảo sát, sản phẩm sữa dinh dưỡng cải tiến đã ra đời và trở thành bước đi tiếp nối hành trình vì thế hệ tương lai của Cô Gái Hà Lan.

Sữa tươi cải tiến là sự kết hợp giữa nguyên liệu sữa tự nhiên, an toàn cùng “khung” dinh dưỡng tốt cho sự tăng trưởng tối ưu, gồm 7 vi chất mà đa số trẻ Việt đang thiếu hụt, tăng hàm lượng đạm béo tốt ở mức tối ưu. Ngoài ra, sản phẩm còn giữ trọn hương vị thơm béo, ngọt thanh, đáp ứng khẩu vị của trẻ nhỏ. Tất cả góp phần ngăn ngừa “xói mòn thể chất” trong quá trình tăng trưởng ở những năm tháng đầu đời.

Việc tăng cường vitamin và khoáng chất trong sữa không phải chuyện mới. Tuy nhiên, thành công của Cô Gái Hà Lan là đi sâu nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng đặc thù, từ đó định rõ số lượng và hàm lượng vi chất “không dư, chẳng thiếu” để đưa vào mỗi hộp sữa tươi. Đây là cách nhãn sữa cá nhân hóa sản phẩm theo thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em bản địa, đồng thời đóng góp vào mục tiêu tạo nên sản phẩm đột phá trên thị trường thực phẩm dinh dưỡng Việt.

“Trải qua nhiều thế hệ, người Việt coi thương hiệu Cô Gái Hà Lan như một phần trong gia đình, là người bạn của con trẻ. Đây là sức mạnh để chúng tôi tiếp tục cải tiến, mang đến nguồn dinh dưỡng an toàn, cân bằng và thuần khiết theo tiêu chí có trách nhiệm và bền vững”, bà Tạ Thúy Hà - Giám đốc Kinh doanh Cấp cao FrieslandCampina Việt Nam - chia sẻ.

Trong hành trình 27 năm lớn mạnh cùng Việt Nam, mang đến nguồn dinh dưỡng vượt trội là một phần sứ mệnh của Cô Gái Hà Lan, phần còn lại thuộc về nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh. Trong định vị của nhãn sữa, bao bì là một yếu tố cộng thêm cho tôn chỉ “nuôi dưỡng từ thiên nhiên”. Hai mục tiêu ấy tương hỗ và đóng góp lớn vào chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn.

Theo Tetra Pak, so với mức tăng trưởng 4%/năm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 3% toàn cầu, thị trường thực phẩm lỏng ở Việt Nam - trong đó có sữa - đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đến 6%.

Điều này cho thấy người Việt dần có ý thức tiêu thụ sản phẩm sữa hơn, nhưng ở chiều ngược lại sẽ tạo gánh nặng cho môi trường khi toàn ngành hiện thải ra 10-15 tỷ vỏ hộp sữa/năm. Trong khi theo Báo cáo Kiểm toán nhãn hiệu giai đoạn 2018-2020 từ Liên minh Không rác Việt Nam, chỉ khoảng 1% bao bì vỏ hộp sữa đa lớp (gồm lớp giấy, lớp nhựa, lớp nhôm) được thu gom để tái chế tại Việt Nam.

Một tín hiệu đáng mừng là trong bối cảnh thu nhập cao hơn và nhận thức tốt hơn về dinh dưỡng, người Việt tăng mua sản phẩm sữa bền vững. Điều này thể hiện rõ trong báo cáo của Trivium Packaging năm 2022, khi 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm sử dụng bao bì xanh.

Đến từ quốc gia sản xuất sữa ít phát thải CO2 hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của AgResearch), FrieslandCampina mang nhiều sáng kiến phát triển bền vững của ngành sữa đến Việt Nam, nổi bật là bao bì thân thiện môi trường.

Gần nhất, thương hiệu ra mắt hộp sữa với bao bì làm từ giấy nâu giảm tối đa mực in hóa học, cùng lớp nhựa sinh học Bio-PE nguồn gốc từ cây mía thân thiện với môi trường. Với lớp vỏ gốc thực vật, giờ đây mỗi hộp sữa dễ phân hủy hoặc được hồi sinh qua vòng tròn tái tạo và tái chế, bảo vệ môi trường tối ưu.

Trong bối cảnh thách thức đặt ra do biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc cải tiến bao bì sữa tươi Cô Gái Hà Lan tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.

Ngoài ra, tập đoàn đặt mục tiêu 100% bao bì các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây là chiến lược dài hơi, được tạo đà từ năm 2019 - khi FrieslandCampina Việt Nam trở thành một thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì (PRO Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong lĩnh vực bao bì tái chế, vì một Việt Nam xanh - sạch - đẹp.

Bằng cách cung cấp lựa chọn bao bì bền vững, Cô Gái Hà Lan giúp người tiêu dùng hiểu rõ dinh dưỡng bền vững là cội nguồn sức khỏe của hành tinh. Hành trình chuyển đổi bao bì thân thiện môi trường và tối ưu dinh dưỡng trong sữa tươi Cô Gái Hà Lan là cách nhãn sữa đáp lại lời “kêu cứu” của môi trường, cũng như giải bài toán nhu cầu tiêu dùng có trách nhiệm, an toàn của hàng triệu người Việt.

Giang Chi Anh

Đồ họa: Hà Phi

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dau-chan-ben-vung-cua-co-gai-ha-lan-trong-nganh-sua-post1402049.html?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo