Đẳng cấp ngôn từ

Ngôn từ nhân loại là để thể hiện tình cảm, tương thân tương ái. Loài hạ đẳng động vật vì không đủ ngôn từ để thể hiện mọi tương quan nên cắn xé lẫn nhau, chả lẽ con người mang danh Tiến sỹ có đẳng cấp trong xã hội lại tụt hậu đến thế sao?

Ngôn từ nhân loại là để thể hiện tình cảm, tương thân tương ái. Loài hạ đẳng động vật vì không đủ ngôn từ để thể hiện mọi tương quan nên cắn xé lẫn nhau, chả lẽ con người mang danh Tiến sỹ có đẳng cấp trong xã hội lại tụt hậu đến thế sao?

Tác giả: Minh Mẫn

Trên tinh cầu này, từ khi có con người, cũng đã có ngôn ngữ để điển đạt tâm tư, ý nghĩ với nhau.

Khoa học đã thí nghiệm cho biết, ngay cả thực vật cũng có những tầng sóng giao cảm lo sợ, vui mừng…

Động vật hạ đẳng cũng biết thể hiện tình cảm qua đơn âm và động tác…

Tùy trình độ tiến hóa của mỗi loài mà âm ngữ có khác. Riêng con người, một xã hội văn minh, càng có bề dầy văn hóa tâm linh thì ngôn ngữ càng đa dạng; ngôn ngữ đa dạng cũng tùy thuộc đẳng cấp để thể hiện ngôn phong của đẳng cấp đó.

Qua ngôn phong thể hiện đẳng cấp, cho dù thượng lưu trí thức nhưng sử dụng ngôn phong hạ đẳng giang hồ thì vẫn là đẳng cập hạ lưu. Xã hội ta có câu: “lưu manh giả danh trí trí thức” cái nhãn Tiến sỹ, học vị không đủ thể hiện nhân cách, đẳng cấp, hay nói cách khác nhãn hiệu học vị chỉ để che đậy một số nhân cách khuyết tật của đa số trong xã hội bon chen ngày nay tại Việt Nam chúng ta.

Một khi con người sống trong xã hội hoàn chỉnh đạo đức, cho dù không có học vị, họ vẫn có một tâm thái đạo đức và lương thiện.Tâm thái lương thiện luôn thể hiện qua ngôn từ và hành động lương thiện, có nghĩa khi họ phê phán một vấn đề thì tâm thái của họ mang tính xây dựng chứ không hề mạt sát hủy diệt.

Trong một xã hội đang cải thiện từng ngày, đương nhiên không tránh khỏi những khuyết điểm ắt có. Cho dù một tổ chức chính trị, Tôn giáo…từ thuở khai thiên cho đến ngày nay luôn xuất hiện những những cái gọi là “con sâu làm rầu nồi canh”. Một xã hội càng văn minh thì những khuyết tật càng tinh vi;

Bởi đây là nhân gian chứ không phải Thiên đường, không thể tất cả đều là Thánh, sửa lỗi này thì lỗi khác phát sinh. Trên nguyên tắc của Phật giáo “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh..” Tâm phàm lấn át tâm thiện chắc chắn phải sinh sâu mọt.

Như thế những khuyết tật trong xã hội loài người và tôn giáo nói riêng, chỉ cần phê bình bằng tâm xây dựng thì sự chuyển hóa nhẹ nhàng hơn, tốt đẹp hơn là chỉ trích với tâm đố kỵ. Trong Thánh kinh ki tô giáo Chúa nói: “các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét” (Mathi ơ 7:1). Nhà Phật có câu của Lục Tổ: “hãy thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”. Chắc gi trong đời sống ta không có lỗi? Ta chưa phải toàn thiện lấy tư cách gì chỉ trích mạt sát người khác.

“Ngày nay đi tu là một sự kiếm lợi” “nhiều đền, chùa mài dao cả năm đợi chặt chém du khách”… Ôi, đây có phải là ngôn từ của một trí thức? Đây là mạt sát tôn giáo hay là góp ý xây dựng tôn giáo? Mà dù mạt sát hay xây dựng thì cá nhân của người phát ngôn như thế cũng không đủ tư cách.

Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, hàng chục ngàn tu sĩ làm sao tránh khỏi một vài tệ nạn! Một tổ chức chính trị thế gian mà đã có sai phạm phải vào tù thì đừng đòi hỏi một tôn giáo được truyền thừa hàng ngàn năm khắp toàn cầu phải toàn thiện là điều không thể.

Ngôn từ nhân loại là để thể hiện tình cảm, tương thân tương ái. Loài hạ đẳng động vật vì không đủ ngôn từ để thể hiện mọi tương quan nên cắn xé lẫn nhau, chả lẽ con người mang danh tiến sĩ có đẳng cấp trong xã hội lại tụt hậu đến thế sao?

Ngôn từ và Đẳng cấp luôn đồng hành để thể hiện một nhân cách sống.

Tác giả: Minh Mẫn

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/dang-cap-ngon-tu.html