Dân xóm 'nhà chồ' Nha Trang mong ước một mái nhà

Bao năm qua, hàng chục hộ dân tại xóm 'nhà chồ' (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vẫn trông đợi được an cư, giảm đi nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cho đến nay mong ước ấy vẫn chưa trở thành hiện thực.

Clip: Xóm 'nhà chồ' giữa lòng thành phố Nha Trang.

Men theo những con hẻm tìm đến xóm 'nhà chồ' thuộc tổ dân phố Tây Hải 1, Tây Hải 2 tại phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), ta cảm nhận một cuộc sống khác biệt với hàng chục căn nhà ọp ẹp, tạm bợ nằm chông chênh.

Men theo những con hẻm tìm đến xóm 'nhà chồ' thuộc tổ dân phố Tây Hải 1, Tây Hải 2 tại phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), ta cảm nhận một cuộc sống khác biệt với hàng chục căn nhà ọp ẹp, tạm bợ nằm chông chênh.

Đây là nơi sinh sống của khoảng 70 hộ dân, nhiều gia đình đã trải qua 3-4 thế hệ. Điểm chung của những căn nhà này là được dựng bằng cọc gỗ và chắp vá bằng nhiều vật liệu khác nhau.

Đây là nơi sinh sống của khoảng 70 hộ dân, nhiều gia đình đã trải qua 3-4 thế hệ. Điểm chung của những căn nhà này là được dựng bằng cọc gỗ và chắp vá bằng nhiều vật liệu khác nhau.

Căn nhà nhỏ chỉ chừng 30m2 là nơi sinh sống của 5 thành viên gia đình bà Hồ Thị Lượm (65 tuổi). “Nhà có 2 cháu đang tuổi ăn tuổi học nhưng diện tích lại nhỏ nên các cháu phải học tập, ăn uống, ngủ nghỉ trên cùng một chỗ. Tôi rất mong muốn được tạo điều kiện tái định cư để con cháu có cơ hội phát triển tốt hơn”, bà Lượm nói.

Căn nhà nhỏ chỉ chừng 30m2 là nơi sinh sống của 5 thành viên gia đình bà Hồ Thị Lượm (65 tuổi). “Nhà có 2 cháu đang tuổi ăn tuổi học nhưng diện tích lại nhỏ nên các cháu phải học tập, ăn uống, ngủ nghỉ trên cùng một chỗ. Tôi rất mong muốn được tạo điều kiện tái định cư để con cháu có cơ hội phát triển tốt hơn”, bà Lượm nói.

Những ngôi nhà chồ được xây dựng bằng hệ thống cọc gỗ, qua thời gian và bị sóng đánh đã nhiều lần hư hỏng, phải tu sửa liên tục.

Những ngôi nhà chồ được xây dựng bằng hệ thống cọc gỗ, qua thời gian và bị sóng đánh đã nhiều lần hư hỏng, phải tu sửa liên tục.

Vì diện tích nhà nhỏ, thường rất nóng vào mùa hè nên nhiều người còn tận dụng khu vực bên dưới những căn nhà để đan lưới, mắc võng nằm hóng mát, trò chuyện,…

Vì diện tích nhà nhỏ, thường rất nóng vào mùa hè nên nhiều người còn tận dụng khu vực bên dưới những căn nhà để đan lưới, mắc võng nằm hóng mát, trò chuyện,…

“Gia đình tôi bao thế hệ vươn khơi bám biển, dù sống ở đây có nhiều bấp bênh nhưng nếu không đi biển cũng không biết phải làm nghề gì. Nếu được tái định cư đến nơi khác tôi mong muốn được tạo điều kiện tiếp tục đi biển hoặc có công ăn việc làm ổn định”, chị Huỳnh Thị Hà (50 tuổi) bày tỏ.

“Gia đình tôi bao thế hệ vươn khơi bám biển, dù sống ở đây có nhiều bấp bênh nhưng nếu không đi biển cũng không biết phải làm nghề gì. Nếu được tái định cư đến nơi khác tôi mong muốn được tạo điều kiện tiếp tục đi biển hoặc có công ăn việc làm ổn định”, chị Huỳnh Thị Hà (50 tuổi) bày tỏ.

Không gian bên dưới những căn nhà còn là nơi vui chơi của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại đây.

Không gian bên dưới những căn nhà còn là nơi vui chơi của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại đây.

Em Nguyễn Văn Khang (học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên) mong muốn được sống trong căn nhà khang trang, sáng sủa như những bạn khác và có góc học tập riêng.

Em Nguyễn Văn Khang (học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên) mong muốn được sống trong căn nhà khang trang, sáng sủa như những bạn khác và có góc học tập riêng.

Từ khi bờ kè chắn sóng được xây dựng, người dân nơi đây đã không còn nơm nớp lo sợ bị sóng đánh sập nhà, phải chạy sóng mỗi mùa mưa bão, nhưng trong thâm tâm mỗi người đều mong muốn một nơi ở ổn định hơn.

Từ khi bờ kè chắn sóng được xây dựng, người dân nơi đây đã không còn nơm nớp lo sợ bị sóng đánh sập nhà, phải chạy sóng mỗi mùa mưa bão, nhưng trong thâm tâm mỗi người đều mong muốn một nơi ở ổn định hơn.

Ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi) cho biết: “Những lần phải di dời để đảm bảo an toàn khi có mưa bão chúng tôi rất bất tiện vì bị thất lạc đồ đạc, giấy tờ. Nay nhà cửa bị hư hỏng nhiều nhưng tôi không biết khi nào phải dọn đi nên cũng không dám sửa sang. Người dân ở đây đều mong muốn nhanh chóng được di dời đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống”.

Ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi) cho biết: “Những lần phải di dời để đảm bảo an toàn khi có mưa bão chúng tôi rất bất tiện vì bị thất lạc đồ đạc, giấy tờ. Nay nhà cửa bị hư hỏng nhiều nhưng tôi không biết khi nào phải dọn đi nên cũng không dám sửa sang. Người dân ở đây đều mong muốn nhanh chóng được di dời đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống”.

Những căn nhà chồ cũ nát phải chằng chống bằng dây thừng.

Những căn nhà chồ cũ nát phải chằng chống bằng dây thừng.

Dù đã không còn cảnh chạy sóng nhưng người dân xóm 'nhà chồ' vẫn phải dùng các vật liệu chằng chống nhà cửa trước sức mạnh của gió biển.

Dù đã không còn cảnh chạy sóng nhưng người dân xóm 'nhà chồ' vẫn phải dùng các vật liệu chằng chống nhà cửa trước sức mạnh của gió biển.

Phía sau những căn nhà cao tầng khang trang là một xóm 'nhà chồ' với biết bao mong ước được ổn định, cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân nơi đây. Ông Trần Quang Thịnh - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, cho biết: “Việc giải tỏa, tái định cư cho người dân khu vực này thuộc giai đoạn 2 của dự án bờ kè Tây Hải. Hiện tại dự án đã kết thúc giai đoạn 1, khi giai đoạn 2 được triển khai thì mới có phương án về việc giải tỏa cho các hộ dân”.

Phía sau những căn nhà cao tầng khang trang là một xóm 'nhà chồ' với biết bao mong ước được ổn định, cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân nơi đây. Ông Trần Quang Thịnh - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, cho biết: “Việc giải tỏa, tái định cư cho người dân khu vực này thuộc giai đoạn 2 của dự án bờ kè Tây Hải. Hiện tại dự án đã kết thúc giai đoạn 1, khi giai đoạn 2 được triển khai thì mới có phương án về việc giải tỏa cho các hộ dân”.

Khánh Nguyên

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dan-xom-nha-cho-nha-trang-mong-uoc-mot-mai-nha-post1637785.tpo