Dàn chiến cơ cực khủng trong biên chế Không quân Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc chính là quốc gia sở hữu lực lượng không quân lớn thứ 3 trên thế giới, với rất nhiều chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất thế giới.

Thông qua các đánh giá gần nhất trên thế giới tính đến nay, Trung Quốc hiện chính là quốc gia đang nắm giữ lực lượng không quân cực kỳ lớn, xếp thứ 3 trên thế giới.

Theo đó, số lượng các máy bay quân sự mà Trung Quốc đang sở hữu ước tính lên tới 2.800 chiếc, đây là con số bao gồm toàn bộ các máy bay xuất hiện trong biên chế Không quân Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Xinhua.

Tuy nhiên, vị trí thứ 3 thế giới này của Trung Quốc có được không chỉ nằm ở số lượng, điều đáng nói ở đây chính là ở khả năng chiến đấu, khi có tới khoảng 2.550 chiếc trong 2.800 máy bay của Trung Quốc là các chiến đấu cơ tối tân. Nguồn ảnh: JIK.

Theo nhận định từ Lầu Năm Góc, việc Trung Quốc đẩy mạnh tăng cường lực lượng của mình này mang ý nghĩa rằng, Trung Quốc đang “nhanh chóng bắt kịp các lực lượng không quân của các nước phương Tây thuộc NATO”. Nguồn ảnh: QQ.

Các số liệu có được ở trên đều là được dựa theo báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về Quân đội Trung Quốc, chúng được công bố vào tháng 11 vừa qua, theo đó, Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) cùng với Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hiện đang từng bước đẩy mạnh vị thế của mình trên thế giới. Nguồn ảnh: sinodefence.com.

Và từ đó, hai lực lượng này của Trung Quốc đã chính thức hiện thực hóa việc tạo thành lực lượng hàng không lớn nhất trong khu vực, và vươn đến vị trí thứ 3 thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.

Chi tiết hơn về lực lượng không quân “khổng lồ” này của Trung Quốc, dựa trên báo cáo của Mỹ, trong số 2.550 chiếc máy bay chiến đấu chuyên dụng của nước này, có tới 1.800 chiếc là các chiến đấu cơ, và có khoảng 800 chiếc trong đó được đánh giá là các máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ 4 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sputnik.

Đặc biệt, động thái từ lực lương PLAAF của Trung Quốc gần đây cũng đã dần chuyển đổi từ “phòng không lãnh thổ” sang thành “các hoạt động tấn công và phòng thủ”, dần dần xây dựng cho mình lực lượng có thể không kích tầm xa, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nguồn ảnh: Một Thế Giới.

Để thấy được quy mô của sự mở rộng lực lượng giai đoạn này của Trung Quốc, phải kể lại về thời gian khi đang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh diễn ra, PLAAF của họ đã từng hoàn toàn phụ thuộc vào các bản sao của các máy bay Liên Xô cũ do họ chế tạo. Nguồn ảnh: Foxt.

Ví dụ, vào năm 1980, chiếc máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên của Trung Quốc là chiếc chiến đấu cơ J-8, chúng cũng được đánh giá rằng, về cơ bản cũng chỉ là một phiên bản thu nhỏ của một trong các mẫu máy bay Liên Xô cũ mà Trung Quốc đã sao chép lại. Nguồn ảnh: airliners.net.

Cho đến khi, phiên bản cải tiến của nền tảng các J-8 này xuất hiện là mẫu chiến đấu cơ J-8II, chúng mới được nâng cấp sửa đổi để khác đi, song vẫn “thất thế” so với các chiến đấu cơ của đối phương tại thời điểm đó. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Và cho đến năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu mua các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Nga để đưa vào biên chế của mình, nhăm hướng tới lượng máy bay tồn kho, cũng như tích lũy kinh nghiệm chiến đấu cho lực lượng hàng không của mình. Nguồn ảnh: QQ.

Ví dụ, vào giai đoạn năm 1992, Trung Quốc đã tiếp nhận thêm vào lực lượng của mình các mẫu máy bay chiến đấu tối tân của Nga như các tiêm kích Su-27, tiêm kích Su-30MKK, hay cả Su-35 nổi tiếng. Nguồn ảnh: Wikimedia.org.

Việc mua các tiêm kích Nga kể trên đã kéo dài đến năm 2015, khi đó, Trung Quốc đã bắt tay vào sản xuất chiếc máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên cho mình là mẫu chiến đấu cơ J-11, đây là một bản sao được cấp phép bởi Nga của mẫu Su-27 lúc đó. Nguồn ảnh: airwar.ru.

Mẫu chiến đấu cơ J-11 đã được Trung Quốc phát triển như một máy bay chiến đấu hạng nặng, và chúng vẫn giữ được khá nhiều nét dựa trên nền tảng Su-27 của Nga. Nguồn ảnh: pholder.com.

Ví dụ, các tiêm kích J-11 này của Trung Quốc vẫn mang cho mình khẩu pháo hàng không cỡ nòng 30mm nhằm hỗ trợ tác chiến tối ưu, vẫn mang cho mình 10 điểm cứng treo tên lửa, và vẫn có tốc độ đạt tối đa lên tới Mach 2.35 với bộ động cơ đôi Lyulka AL-31F mạnh mẽ của mình. Nguồn ảnh: China Military.

Với bộ động cơ đôi mạnh mẽ trên, các máy bay chiến đấu J-11 còn mang khả năng hoạt động bền bỉ với tầm bay tối đa đạt tới hơn 3.700km, chúng sở hữu trần bay khoảng 19.000m và sở hữu bán kính chiến đấu rộng mở tới 2.000km với hệ thống điện tử hàng không tối tân được trang bị bổ trợ. Nguồn ảnh: airliners.net.

Thế nhưng, tuy các J-11 vượt trội là vậy, nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng đã chấm dứt việc sản xuất thêm các tiêm kích này vào năm 2004, và tiến hành sản xuất biến thể mới của nó – tiêm kích J-11B, mẫu tiêm kích được biết tới là “đi ngược” với những gì Trung Quốc đã thỏa thuận với Nga. Nguồn ảnh: keywordbasket.com.

Và tính đến nay, đã có khoảng 276 chiếc J-11 với các biến thể khác nhau (bao gồm cả phiên bản J-11B kể trên) đang phục vụ trong biên chế của PLAAF và PLAN của Trung Quốc. Nguồn ảnh: 81.cn.

Còn về lý do nói rằng các tiêm kích J-11B được nâng cấp của Trung Quốc là trái ngược với thỏa thuận sản xuất với Nga, chính vì với mẫu này, Trung Quốc đã sử dụng “quá nhiều” đồ nội địa. Nguồn ảnh: Zona - Militar.

Sau giai đoạn này khá lâu, đến năm 2015, Trung Quốc đã tiếp tục tung ra mẫu tiêm kích mới của mình là các J-16, đây chính là sự nối tiếp của Trung Quốc sau J-11, và chúng được dựa trên các thành phần của mẫu tiêm kích Su-30MKK mà Trung Quốc nhận từ Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia.

So với J-11 được phát triển như các máy bay chiến đấu hạng nặng nhằm chiếm ưu thế trên không, thì mang trọng trách khác biệt, các tiêm kích đa nhiệm J-16 đã được tạo ra để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù khác nhau, và mang khả năng để khởi đầu một cuộc không kích. Nguồn ảnh: Zona - Militar.

Với mẫu J-16 này, Trung Quốc đã phát triển cho chúng tới 12 điểm cứng treo tên lửa để tăng cường hỏa lực so với thế hệ tiền nhiệm, chúng mang theo đa dạng các loại tên lửa và bom thông minh mang uy lực đầy mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QQ.

Ngoài ra, trên các chiến đấu cơ đa nhiệm J-16 này của Trung Quốc, chúng vẫn có sự hiện diện của khẩu pháo hàng không cỡ nòng 30mm như trước, nhưng chúng đã được mang cả công nghệ radar mảng pha tối tân hơn, giúp chúng tác chiến hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: eurasiantimes.com.

Với các máy bay chiến đấu đa nhiệm này, Trung Quốc đã trang bị cho chúng bộ động cơ đôi WS-10A tương đối mạnh mẽ, giúp chúng đạt vận tốc tối đa là Mach 2, khiêm tốn hơn với thế hệ trước. Nguồn ảnh: goodfon.com.

Tuy nhiên, đây vẫn là một mẫu máy bay chiến đấu rất tối ưu của Trung Quốc và được tin tưởng, hiện đã có hơn 150 chiếc J-16 các phiên bản đang phục vụ trong biên chế nước này. Nguồn ảnh: China Military.

Đặc biết, vào tháng 11 vừa qua, lực lượng PLAAF của Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc huấn luyện chiến đấu cho J-16D, một biến thể tác chiến điện tử hoàn toàn mới của quốc gia này, hứa hẹn sẽ mang khả năng vượt trội. Nguồn ánh: military-wiki.com.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-chien-co-cuc-khung-trong-bien-che-khong-quan-trung-quoc-p1-1638350.html