Đảm bảo kỹ thuật truyền tĩnh mạch để không gây ra biến chứng trong điều trị

Hiện có hơn 90% người bệnh nội trú được chỉ định truyền tĩnh mạch. Nếu không đảm bảo các kỹ thuật này sẽ gây ra các biến chứng như di lệch, tắc nghẽn, thoát mạch, dị ứng, tiêm tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết, ảnh hướng đến chất lượng điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, gây tăng chi phí cho người bệnh...

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết thông tin trên tại hội thảo cập nhật những tiến bộ trong truyền dịch tĩnh mạch an toàn" do Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chiều nay- 25/10 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu trực tiếp và 600 đại biểu tại 400 điểm cầu trực tuyến. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 33 năm thành lập Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990-26/10/2023).

Chia sẻ kiến thức mới về những tiến bộ trong truyền dịch tĩnh mạch, các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kỹ thuật phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cứu sống người bệnh.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết: Hiện có hơn 90% người bệnh nội trú được chỉ định truyền tĩnh mạch.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết: Hiện có hơn 90% người bệnh nội trú được chỉ định truyền tĩnh mạch.

Do đó phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong truyền dịch tĩnh mạch như đảm bảo ghi hồ sơ điều dưỡng; đảm bảo vệ sinh và chất thải; sắp xếp xe tiêm truyền; đảm bảo 5 đúng; đảm bảo vô khuẩn và đảm bảo năng lực kiến thức về bệnh học, sử dụng thuốc và vệ sinh bệnh viện…

Tại hội thảo, các đại biểu cập nhật về những tiến bộ trong truyền dịch tĩnh mạch; áp dụng xu thướng thế giới trong phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền tĩnh mạch ngoại vi; hệ thống kín trong truyền dịch an toàn; quy trình áp dụng truyền tĩnh mạch ngoại vi và những tiến bộ trong chăm sóc và quản lý buồng tiêm truyền dưới da.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam hiện có hơn 140.000 hội viên trên cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của y học Việt Nam nói chung và sự phát triển chuyên ngành điều dưỡng nói riêng.

Hàng năm, cả nước có gần 5.000 điều dưỡng tốt nghiệp đại học và hàng ngàn điều dưỡng tốt nghiệp cao học. Đội ngũ trí thức điều dưỡng đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Lực lượng điều dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Họ là những người đầu tiên tiếp cận người bệnh khi đến bệnh viện, có trách nhiệm chăm sóc, theo dõi, phối hợp đồng nghiệp, cán bộ y tế khác nhằm thực hiện những can thiệp chăm sóc, điều trị toàn diện với chất lượng tốt nhất cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Người điều dưỡng cũng là cán bộ y tế cuối cùng tiếp xúc với người bệnh trước khi họ xuất viện; hướng dẫn, tư vấn sức khỏe, dặn dò điều cần thiết sau khi người bệnh xuất viện cũng như hoàn thiện thủ tục hành chính khi xuất viện…

Lực lượng điều dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Lực lượng điều dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Lê Hảo - Thái Bình

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dam-bao-ky-thuat-truyen-tinh-mach-de-khong-gay-ra-bien-chung-trong-dieu-tri-169231025192931185.htm