Cựu phóng viên Prensa Latina (Cuba): Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi

Không có tấm gương yêu nước, anh dũng và hy sinh nào tốt hơn Việt Nam. Và, trên thế giới không có quốc gia nào thân thiện với Cuba hơn Việt Nam...

Cựu phóng viên Prensa Latina rất yêu quý Việt Nam và đặc biệt ấn tượng với Đà Nẵng. (Ảnh: PA)

Là người thích khám phá, Việt Nam đã xuất hiện trong đích đến của tôi vào cuối năm 1991. Mặc dù ý tưởng này đặt ra một số thách thức nghề nghiệp cho tôi, đơn cử như chuyên san về các vấn đề châu Á. Một bài viết trên Financial Times đã khơi gợi trí tò mò của tôi nhiều hơn.

Trong một bài viết, tờ báo này đã cho thấy những kết quả ấn tượng của một cuộc cải cách kinh tế non trẻ được gọi là "Đổi mới".

Và sau đó là một câu chuyện tâm huyết mà 22 năm sau, món quà lớn nhất đến với tôi khi tôi có dịp trở lại Việt Nam cùng đoàn báo chí tháp tùng chuyến thăm của Tổng thống Chile Michelle Bachelet đến Hà Nội vào cuối năm 2017. Tôi không nghi ngờ gì, rằng một lần nữa, đất nước tuyệt vời của Đông Nam Á lại khiến tôi ngạc nhiên.

Trở lại Hà Nội sau một thời gian dài và một lần nữa khám phá sự kỳ diệu của một thành phố với những nét đặc trưng của thời Pháp thuộc là một điều gì đó rất thú vị. Bước xuống máy bay, cảm xúc của tôi đã trỗi dậy. Sau một chuyến bay rất dài với điểm dừng chân tại Cape Town (Nam Phi), chúng tôi đáp xuống Hà Nội vào buổi trưa.

Cuộc hội ngộ với Hà Nội diễn ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. Hồ Gươm được trùng tu mới. Tôi dạo phố và say đắm với những đường nét cổ kính xen lẫn hiện đại, tân tiến của thủ đô và nụ cười ấm áp của người dân nơi đây.

Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, Hồ Tây, Văn Miếu, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên… một Hà Nội tái tạo kiến trúc, vẻ đẹp thanh tao, hào hoa và thân thương, nơi tôi đã từng trải qua ba năm rưỡi của cuộc đời mình. Đó cũng là nơi tôi có rất nhiều trải nghiệm độc đáo. Hai ngày sau đó, chúng tôi đi Đà Nẵng và cảm giác ngỡ ngàng đã lên đến đỉnh điểm.

Nhưng hãy quay lại nơi chúng ta đã bắt đầu. Việt Nam vào năm 1992, không thể tránh khỏi cú sốc văn hóa, có lúc khó khăn, nhưng luôn đón nhận cái kết có hậu. Vì những người bạn nhiệt tình ở Thông tấn xã Việt Nam, với sự thần bí vượt trội của người châu Á… đã mở đường cho Prensa Latina đạt được bước tiến vượt bậc về chất lượng, một phần lớn nhờ những nỗ lực cá nhân của nhóm Phương, José (Cường) hay những cái tên thân thương như Hợp, Nguyệt, Thủy (Iris), Thái và Tony… của chúng tôi. Nếu tôi đưa ra lời khen ngợi thì danh sách này là vô tận.

Ở Việt Nam, tôi đã đạt được thành công lớn, được thực hiện công việc chuyên môn của mình và nhờ rất nhiều bạn bè và cộng tác viên, tôi đã có thể nhiều lần phỏng vấn Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng như hai nhân vật đã đóng góp rất nhiều cho lịch sử Đông Dương và Việt Nam, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tôi học được rất nhiều điều từ người dân Việt Nam. Và, cảm giác ngưỡng mộ của tôi đối với một dân tộc thực sự anh hùng đã đi lên một cách phi thường. Những cuộc trò chuyện với Tướng Giáp, vốn đa dạng, được coi là Thiên tài quân sự thế giới, cũng thể hiện sự giản dị và khiêm tốn tuyệt đối, tình yêu với đất nước mẫu mực này.

Việt Nam như là một trường học đối với tôi, độc lập và chuyên nghiệp. Rất nhiều năm sau đó, tôi không nhớ mình đã từng ở quốc gia nào mà chỉ cần nói hai tiếng Cuba hay người Cuba thì tôi đã có ngay một “thẻ thông hành”. Mỗi khi tôi đề cập đến hòn đảo Caribbean, mọi người đều gọi tôi là “đồng chí”.

Tôi đã may mắn được đến nhiều nơi ở Việt Nam, nhờ sự hỗ trợ của Thông tấn xã Việt Nam và Bộ Ngoại giao, đặc biệt là bà Hồ Thể Lan. Tôi đã có vinh dự khám phá địa đạo Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh và rất nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam. Tôi cũng đến thăm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, những kỳ quan của Huế và không thể thiếu cảng Hải Phòng…

Tôi muốn nhắc tới Đà Nẵng trong bài viết này. Cùng với Tony, tôi đến thăm nơi đây lần đầu tiên vào năm 1995. Đây từng là căn cứ không quân hùng mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. 22 năm sau, khi trở lại đây vào cuối năm 2017, tôi đã cảm thấy nhiều bất ngờ. Cầu Rồng, cầu quay qua sông Hàn và cầu Thuận Phước và đài ngắm cảnh Trần Thị Lý và tất cả các quang cảnh xung quanh.. Cùng với Phố cổ Hội An, Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, như củng cố quan điểm rằng kỳ tích Việt Nam còn mãi, như tình bạn chân thành trọn đời với Cuba.

Không có tài liệu tham khảo nào tốt hơn trên thế giới tiến bộ hơn Việt Nam. Không có tấm gương yêu nước, anh dũng và hy sinh nào tốt hơn Việt Nam. Và, trên thế giới không có quốc gia nào thân thiện với Cuba hơn Việt Nam.

* Tác giả là cựu phóng viên của Prensa Latina tại Việt Nam.

Fausto Triana*

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/cuu-phong-vien-prensa-latina-cuba-viet-nam-la-que-huong-thu-hai-cua-toi-200077.html