'Cứu nguy' nghề gốm cổ làng Phước Tích

Làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế nổi tiếng với nghề gốm hơn 500 năm, từng có mặt ở đời sống dân gian cho đến chốn cung đình. Vượt qua sự lụi tàn và dần hồi sinh, tuy nhiên câu chuyện làm thế nào để gốm Phước Tích tìm lại vị thế trên bản đồ gốm Việt Nam vẫn là niềm trăn trở.

Tuy nhiên, hiện nay gốm Phước Tích chỉ có mỗi nghệ nhân Lương Thanh Hiền và 2-3 người học trò của mình bám trụ với nghề. Người dân biết truyền thống về nghề trong làng thì đã già, lớp trẻ thì không mặn mà đặt ra thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề gốm truyền thống.

Tại hội thảo về gốm mới đây do Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức, các chuyên gia cho rằng Thừa Thiên Huế cần chính sách đào tạo nhân lực cho người làm gốm. Bên cạnh đó, bản thân gốm Phước Tích cũng không ngừng thay đổi mẫu mã, hình ảnh để phù hợp thị hiếu

Nếu không giải quyết được vấn đề nhận lực cùng sự hỗ trợ của chính quyền, gốm Phước Tích thật sư khó có cơ hội bứt phá trên bản đồ gốm, trong khi nghề gốm nơi đây được xem là tài nguyên bản địa có thể phục vụ du lịch một cách bền vững.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Tiểu Bảo - Đào Bảo

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/cuu-nguy-nghe-gom-co-lang-phuoc-tich-222689.htm