Cuối năm lo vốn

Mục tiêu giảm lãi suất cho vay xuống còn 12% như kỳ vọng của các cơ quan quản lý dường như đã không trở thành hiện thực khi quý 3/2010 đã sắp hết mà biểu lãi suất huy đọng và cho vay ở các ngân hàng thương mại vẫn đứng ở mức khá cao. Lo lắng cho một mùa kinh doanh cuối năm của các DN khi phải tiếp cận với đồng vốn giá cao là rất có cơ sở trong bối

Ảnh: Huệ Anh CôngThương - Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ với việc”kéo” lãi suất huy động xuống để có thể giảm lãi suất cho vay theo công thức “vào 10, ra 12”, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có nhiều động thái tích cực cũng như những nhận định lạc quan về tình hình kinh tế, xem đây là cơ hội thuận lợi để các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất huy động và cho vay. T uy nhiên, nhìn vào kết quả tăng trưởng tín dụng từ tháng 7 đến nay và thông tin từ NHNN về tình hình lãi suất trên thị trường thì mới thấy rõ mục tiêu mong muốn giảm lãi suất vẫn chưa thực hiện được. Số liệu từ NHNN cho thấy, riêng trong tuần giao dịch từ 3-9/9/2010, lãi suất huy động của các NHTM ở những kỳ hạn từ trên 1 tháng có mức lãi suất phổ biến từ 11-11,2%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng là từ 10,5-11,2%.Lãi suất cho vay của các NHTM nhà nước dao động ở mức 13-14% đối với khảon vay ngắn hạn và 13,5-14,5% ở các khoản vay dài hạn; riêng cho vay các đối tượng ưu tiên như nông nghiệp, hỗ trợ XK… là 12-12,5%/năm. Nhóm NHTM cổ phần áp dụng lãi suất cho vay cao hơn, tùy theo dín dụng ngắn hay dài hạn mà dao động ở mức 14-15,5%/năm; cho vay hỗ trợ XK và đối tượng ưu tiên là 12-14,5%. Bên cạnh thực trạng “đứng giá” của của lãi suất huy động cho vay VND, các DN còn đang phải đối mặt với việc tăng giá lãi suất cho vay đối với USD từ các ngân hàng. Từ đầu tháng 9 tới nay, lãi suất huy động USD có xu hướng tăng với mức tăng khoảng 0,2-0,3%/năm, đưa lãi suất USD lên cao nhất tại các ngân hàng trong khoảng 5-5,5%/năm. Tương ứng với việc tăng lãi suất huy động là những công bố mới của các ngân hàng về tăng lãi suất cho vay ngoại tệ, hiện tại các ngân hàng quốc doanh cho vay ngoại tệ ở mức 5,5-7%/năm và từ 6-8%/năm đối với ngân hàng cổ phần, tùy theo thời gian vay. Theo các chuyên gia kinh tế, lãi suất chưa thể giảm xuống mức 10%/năm huy động và 12%/năm cho vay vì thị trường vẫn lo ngại lạm phát. Người gửi chờ lãi suất tăng, còn người vay lại chờ lãi suất giảm mới giao dịch. Vì thế, dòng tiền vẫn luẩn quẩn, chưa chịu vào ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, thời điểm này bỏ vốn vào vàng và USD là an toàn hơn cả bởi nếu so với thị trường từ đầu tháng 8/2010 tới nay thì những ai dự trữ vàng và ngoại tệ đều thu được một khoản lợi không nhỏ so với gửi tiết kiệm VND. Bên cạnh đó, dù NHNN đã phát tín hiệu hạn chế cho vay USD, nhưng cho vay ngoại tệ vẫn tăng khá mạnh. Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng một ngân hàng cho biết khoản vay mới trong năm ở ngân hàng này đa phần là cho vay ngoại tệ. Thực tế này cũng đem đến không ít lo lắng cho các DN khi mong muốn được vay vốn giá rẻ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ cho dịp kinh doanh cuối năm. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia, nguyên Thống đốc NHNN, phân tích: Nhu cầu vốn trong thực tế có tăng nhưng tăng trưởng tín dụng thấp vì cung - cầu chưa khớp nhau. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng ít trong khi nhu cầu vay vốn tăng cao. Thứ hai, có những DN cần vay vốn nhưng không được đáp ứng vì không đủ điều kiện cho vay. Thứ ba, DN đủ điều kiện vay, ngân hàng cũng sẵn sàng vốn nhưng DN không vay vì lãi suất cao. Cho nên nguồn vốn cuối năm căng thẳng không chỉ do thiếu vốn cục bộ chỗ này chỗ kia mà còn do lãi suất cao. Liên tục từ năm 2009 đến nay, đường cong lãi suất vẫn chưa trở về bình thường vì kỳ hạn huy động ngắn áp đảo kỳ hạn dài. TS Kiêm nhấn mạnh: Điều này phản ánh hiện tượng méo mó hoạt động của ngân hàng trên thị trường và trong chính sách tiền tệ, làm giảm tác dụng của đòn bẩy lãi suất. Chính sách tín dụng của các ngân hàng vẫn mang tính chất tình thế nhiều hơn, khó huy động thì đưa lãi suất kỳ hạn ngắn lên cao để “vơ” được vốn đáp ứng tính thanh khoản. Trong cơ cấu tiền gửi, tỉ lệ không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn luôn áp đảo kỳ hạn dài nên ngân hàng buộc phải dự trữ thanh toán lớn hơn. Do đó thiếu chủ động nguồn vốn cho vay dài hạn, chỉ có thể cho vay ngắn hạn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, ngân hàng phải lấy vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro cao khi người gửi đồng loạt rút tiền. Trịnh Kim Chi Ảnh: Huệ Anh

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/tai-chinh-chung-khoan/cuoi-nam-lo-von/32/0/38518.star