Cục Thuế Nghệ An lấy ý kiến của doanh nghiệp về bổ sung, sửa đổi Luật Quản lý thuế

Cục Thuế tỉnh Nghệ An triển khai lấy ý kiến, tiếp nhận khó khăn, vướng mắc và các đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với các quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Căn cứ Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Cục Thuế tỉnh Nghệ An đang triển khai lấy ý kiến, tiếp nhận khó khăn, vướng mắc và các đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với các quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 theo các kênh:

* Qua số điện thoại: (02383) 96 96 97

* Qua địa chỉ hòm thư điện tử: . @ . .

* Qua Phiếu lấy ý kiến trực tuyến theo đường dẫn: https://forms.gle/JRgbXirZoUGQZgM4A

* Bằng văn bản qua địa chỉ: Cục Thuế tỉnh Nghệ An (Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế), Số 366 Lê Nin, phường Hưng Phúc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Quang cảnh thành phố Vinh. Ảnh minh họa

Nội dung các doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu Luật Quản lý thuế 2019 và thực tiến áp dụng hằng ngày, đánh giá theo 11 nhóm nội dung quản lý thuế gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế; Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Quản lý hóa đơn, chứng từ; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; (8) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; (10) Hợp tác quốc tế về thuế; Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Theo đó tập trung đánh giá một số nội dung sau: Quy định của pháp luật hiện hành; Vướng mắc, mâu thuẫn, bất cập khi thực hiện; Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trên; Quy định của pháp luật có liên quan (nếu có); Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung được đánh giá (nếu có).

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Các nội dung góp ý cụ thể như: Việc cấp mã số thuế thực hiện qua các năm có ổn định không? Có phát sinh vướng mắc, bất cập gì không? Việc quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong quá trình thực hiện qua các năm có hợp lý không? Các nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công đã hợp lý chưa? Các nội dung liên quan đến khai thuế, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh? Việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện qua các năm có ổn định không?.

Sản xuất ở Công ty dệt may Hoàng Thị Loan. Ảnh: Thu Huyền

Bên cạnh đó còn các nội dung: Việc ấn định thuế đối với cá nhân (bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng bất động sản) đã bảo đảm cơ sở pháp lý và tính khả thi trong thực tế triển khai hay chưa? Có phát sinh vướng mắc bất cập gì không? Đề xuất xử lý vướng mắc? Việc quy định về thời hạn nộp thuế đối với 04 nhóm được quy định tại Luật Quản lý thuế trong quá trình thực hiện có phát sinh? Quy định về việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đã phù hợp chưa? Quy định về thời gian tính tiền chậm nộp, trường hợp được điều chỉnh giảm tiền chậm nộp đã phù hợp chưa? Nội dung cần điều chỉnh?

Doanh nghiệp góp ý kiến về: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh, đối với các quy định về tạm hoãn xuất cảnh có phát sinh vướng mắc bất cập gì không? Đề xuất xử lý vướng mắc hoặc đề xuất sửa đổi bổ sung? Việc không thu thuế đối với trường hợp không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, bất cập gì không? Về hồ sơ miễn thuế, giảm thuế trong quá trình thực hiện có đầy đủ không, có phát sinh thêm giấy tờ gì không? Trường hợp được khoanh tiền thuế nợ, thời gian khoanh tiền thuế nợ có hợp lý không? Các khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện các biện pháp quản lý nợ và các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Các vướng mắc này có liên quan đến sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan không?.

Về quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế: Hệ thống thông tin người nộp thuế đã được xây dựng đầy đủ, hiện đại và hợp lý chưa? Thông tin gì đã có, thông tin gì chưa có? Nếu chưa có thì đề xuất cụ thể cần thêm thông tin gì?...

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi), trong đó có Đề cương Dự thảo và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Theo dự kiến, Dự thảo Luật sẽ sửa đổi các quy định về việc quản lý các loại thuế (kê khai, nộp, hoàn thuế), các khoản bảo hiểm bắt buộc do cơ quan quản lý thuế thu. Các quy định này sẽ có tác động toàn diện và ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề sản xuất đầu tư kinh doanh.

Luật quản lý thuế sửa đổi sẽ có tác động nhiều tới doanh nghiệp, bởi vì xu hướng cải cách, tần suất kê khai, giao dịch điện tử, giấy tờ phối hợp với các cơ quan liên quan rất lớn. Chính vì vậy, trong dự thảo Luật có những nội dung quy định quan trọng như việc thúc đẩy giao dịch điện tử, hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử, kê khai và kế toán thuế… sẽ tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.

Theo Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), mục đích của việc xây dựng dự án Luật là nhằm xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, công tác quản lý thuế thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện trên cơ sở các nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

Trân Châu

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/cuc-thue-nghe-an-lay-y-kien-cua-doanh-nghiep-ve-bo-sung-sua-doi-luat-quan-ly-thue-post285860.html