Cục diện sức mạnh quân sự của các nước ASEAN năm 2009

VIT - Trước nhiều yếu tố tác động cả về vị trí địa lý, tôn giáo, sắc tộc, kinh tế-xã hội và thể chế chính trị-quân sự. Năm 2009, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có những nỗ lực riêng nhằm đạt được một sức mạnh quân sự nhất định đủ khả năng phòng thủ quốc gia. Các hoạt động hiện đại hóa này đã diễn ra khá sôi động và có thể thấy nó như một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Các hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự này ngoài những tác động khách quan, đặc điểm tình hình hay vị trí địa lý của từng quốc gia, thì vấn đề nổi cộm nhất của từng quốc gia trong khu vực là nhiệm lo ngại trước sự tham vọng và chiến lược phát triển hướng nam của Trung Quốc. Đây cũng là một lý do lớn để các nước trong khu vực hiện đại hóa quân sự cho mình. Theo cục diện của bức tranh chính trị-quân sự thế giới, tình trạng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Đông Nam Á mà gần đây còn được gọi là "chạy đua vũ trang" khu vực hay là kết quả của sự chuyển hướng tư duy về sức mạnh quân sự thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, quá trình hiện đại hóa quân sự ở khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động không nhỏ từ một hiện tượng mới hình thành trong thế giới đương đại. Đó là, cuộc cách mạng mới trong quân sự, diễn ra mạnh mẽ sau Chiến tranh Lạnh, khởi nguồn từ Liên Xô trước đây và Mỹ. Tuy nhiên, nó diễn ra không đồng đều ở tất cả các nước mà diễn ra sớm hay muộn tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội và thể chế chính trị-quân sự của từng quốc gia. Quá trình hiện đại hóa quân đội, tăng cường sức mạnh quân sự của các nước Đông Nam Á đều có tính đến cuộc cách mạng mới trong quân sự. Các quốc gia có hợp tác quân sự với Mỹ như Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan, đang nỗ lực bắt kịp với cuộc cách mạng mới trong quân sự để có thể tác chiến liên hợp với Mỹ khi cần thiết, còn các nước khác trong khu vực cũng vì thế mà càng đón nhận cuộc cách mạng quân sự để không rơi vào tình trạng lạc hậu. Có thể nói, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, Đông Nam Á đang phải đối mặt với quá trình tăng cường sức mạnh quân sự. Bởi, nếu nói chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, còn chiến tranh là sự kế tục của chính trị, thì một khi kinh tế còn là "mặt trận", không ai dám lơ là chuyện củng cố quốc phòng. Xu hướng chủ yếu trong các chương trình hiện đại hóa quân đội một số nước trong khu vực là vừa tranh thủ thị trường vũ khí trang bị giá rẻ sau Chiến tranh Lạnh, vừa tiếp cận các thành tựu của cuộc cách mạng mới trong quân sự, đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí trang bị. Một số nước trong khu vực (Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippinnes) hiện đại hóa quân đội để có thể hợp tác với Mỹ trong khi tham gia các cuộc diễn tập quân sự chung. Có thể thấy, nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại cho một số nước ASEAN khá đa dạng như Mỹ (máy bay F-16, F-18, F-4, F-5E/F); Trung Quốc; Ấn Độ; Pháp; Nga (MiG-29, MiG-27, Su-30, Su-35, tên lửa phòng không, tàu chiến). Thông tin tham khảo: Quân đội Malaysia Ngoài việc gia tăng mua sắm vũ khí trang bị chiến tranh hiện đại, bên cạnh đó Malaysia cũng luôn có những nỗ lực muốn xây dựng mình trở thành một trung tâm kỹ thuật quân sự của khu vực Đông Nam Á. Theo một thông báo của Bộ trưởng quốc phòng Malaysia hôm 07/7/2009 cho biết, Malaysia sẽ đề xuất thành lập một Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng của khối ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 11/2009 tới. Từ đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Malaysia cũng đã xúc tiến một số dự án mua sắm trang bị như: dự án mua 18 máy bay chiến đấu Su-30MKM mà Malaysia đã ký với Nga tháng 8/2003 với tổng trị giá 900 triệu USD. Trong đó, 06 chiếc đã nhận hồi tháng 09/2007, tiếp đó nhận 06 chiếc vào tháng 11/2008 và 06 chiếc còn lại sẽ nhận vào cuối năm 2009; dự án mua 12 máy bay trực thăng EC-725 của hãng Eurocopter trước năm 2011 để thay thế số máy bay trực thăng loại Nuri S61A-4 đã hết hạn sử dụng; từ năm 2013-2014, Không quân Malaysia sẽ tiếp nhận 04 máy bay A-400M của hãng Airbus và một số dự án máy bay khác như: mua 08 máy bay cảnh báo sớm và Chỉ huy trên không (AEWAC), dự án nâng cấp máy bay F/A-18D. Mới đây hôm 09/7, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia cho biết “Toàn bộ vũ khí và các phương tiện chiến đấu của quân đội đều đã rất cũ. Lực lượng Hải quân hiện vẫn đang phải sử dụng cả những tàu chiến đã 32 năm tuổi và một số lớn các tàu khác đã 25 năm tuổi để bảo vệ chủ quyền cho quốc gia. Đối với lực lượng Không quân, mặc dù đã nhận một số máy bay chiến đấu thế hệ mới, nhưng vẫn chưa đủ để nâng được sức mạnh cho Không quân, còn lại một số lượng lớn các máy bay chiến đấu khác đều đã quá lỗi thời về công nghệ”. Tháng 8/2008, Không quân Hoàng gia Malaysia đã ký kết với Hãng Eurocopter hợp đồng mua 12 trực thăng. Hiện tại, Hàng không quân sự Malaysia có 11 chiếc trực thăng A109H nên chi phí nâng cấp ước tính khoảng 14 triệu USD. Điều đặc biệt và đáng lưu ý nhất là dự án mua 02 tàu ngầm lớp “Scorpene” chạy bằng động cơ diesel. Ngày 03/9, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã chính thức về tới Malaysia, đến ngày 17/9 tàu này sẽ về tới căn cứ tàu ngầm tại vịnh Sepanggar. Chiếc tàu ngầm thứ hai thuộc lớp này, theo một tuyên bố hôm 05/9 tại căn cứ hải quân Lumut, Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, Tư lệnh Hải quân Malaysia cho biết, chiếc tàu ngầm thứ hai có tên “KD Tun Razak” hiện đang được tiến hành thử nghiệm giai đoạn hai tại biển Cartagena thuộc Tây Ban Nha, do xưởng đóng tàu Navantia thực hiện. Ngày 25/10/2009, Hải quân Malaysia sẽ chính thức tiếp nhận chiếc tàu ngầm thứ hai, theo đó ngày 26/01/2010 tàu sẽ xuất phát để trở về Malaysia. Phát biểu trong lễ đón nhận chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên tại cảng Klang hôm 03/9, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid đã nhấn mạnh, Malaysia sẽ đề xuất đóng thêm các tàu ngầm mới trong tương lai nếu cần thiết và tài chính cho phép. Điều này chứng tỏ rằng, việc phát triển một hạm đội tàu ngầm đã và đang được Malaysia tiến hành. Đối với tàu chiến, hiện nay Malaysia đang sở hữu một lực lượng tàu chiến khá lớn. Nhưng Malaysia đã tiếp tục đề ra những chủ trương phát triển mới mẻ hơn. Phát biểu trong lễ đặt tên cho chiếc tàu cuối cùng trong dự án đóng 06 tuần tra hôm 23/7, Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, Tư lệnh Hải quân hoàng gia Malaysia tuyên bố, lực lượng hải quân sẽ tiếp tục đề xuất đóng thêm 06 tàu tiếp theo để tăng cường cho hải quân. Ngoài những dự án quan trọng trên, Malaysia đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu cho quân đội. Ngày 03/8, Hãng thông tấn (Bernama) của Malaysia cho biết, đầu năm 2010, quân đội nước này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) loại Aludra. Mà quân đội Malaysia đã triển khai tại khu vực bờ biển Pandanan và Sipadan. Ngày 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho biết, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Hoàng gia Malaisya (RMAF) sẽ dần dần được loại bỏ và thay thế bằng các máy bay chiến đấu đánh chặn mới trước ngày 31/12/2010 do chi phí vận hành và bảo dưỡng những máy bay này tăng cao. Quân đội Indonesia Ngày 25/5, Tổng thống Indonesia Susilo BambangYudhoyono cho biết, ngân sách chi cho quốc phòng phải được tăng lên để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng hoạt động của quân đội. Theo đó năm 2010, Indonesia tăng thêm ngân sách quốc phòng lên khoảng 21% khoảng 04 tỷ USD. Trong năm 2009 Indonesia đã có một số dự án mua một số máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, trực thăng Mi-17 và Mi-35. Ngoài ra sẽ mua 2 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và dự kiến triển khai hoạt động vào năm 2015. Đối với quân đội Indonesia, ngân sách để duy trì các hệ thống vũ khí chính hiện có chỉ chiếm dưới 10% ngân sách quốc phòng của Indonesia, đây là ngân sách lý tưởng để duy trì phải chiếm từ 20 đến 25% ngân sách được phân bổ Ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono tiết lộ, hiện Indonesia đang hội đàm với Mỹ về kế hoạch mua 04 máy bay vận tải C-130 Hercules do Lockheed Martin chế tạo và có thể cân nhắc mua các máy bay chiến đấu và 02 tàu ngầm trong 2-3 năm tới. Ngày 11/4, Hải quân Indonesia đã tiếp nhận tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Sigma cuối cùng trong tổng số 4 chiếc trong hợp đồng đã ký với Công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding (Hà Lan) năm 2005. Sigma thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển dài ngày và đảm bảo an ninh chính trị trên biển thuộc vùng đặc khu kinh tế của Indonesia. Ngày 18/9, Công ty đóng tàu quốc gia Indonesia (PT PAL) có kế hoạch kí hợp đồng với chính phủ nước này về việc đóng chiến hạm 2400 tấn trang bị cho Lực lượng Hải quân trước cuối năm 2009.Theo kế hoạch ban đầu, công ty sẽ đóng 2 chiếc, tuy nhiên do không đủ chi phí nên sẽ cắt giảm xuống còn 1 chiếc. Chi phí đề xuất đóng 1 chiếc tàu là 240 triệu USD. Trong trường hợp chính phủ nước này tán thành thì PT PAL có kế hoạch bắt đầu đóng tàu trong năm nay. Ngày 22/9, Tuần báo Quốc phòng Jane’s đưa tin, nhằm mục đích hoàn thiện khả năng của hệ thống phòng không thuộc Lực lượng Không quân, Indonesia có ý định mua hệ thống pháo binh tầm xa của Thụy Sĩ và tên lửa phòng không tại Trung Quốc trong thời gian tới.Theo lời một vị tướng đã về hưu, Indonesia có kế hoạch mua pháo phòng không 35mm do công ty Oerlikon Contraves của Thụy Sĩ sản xuất và 3 tổ hợp QianWei-3 của Trung Quốc. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Indonesia, những hệ thống của Thụy Sĩ dùng để thay thế những vũ khí đang vận hành hiện nay vốn được sản xuất vào thập niên 50. Tổ hợp QianWei-3 do tập đoàn xuất-nhập khẩu – chế tạo máy chính xác (CPMIEC) dự kiến được triển khai tại Jarkatar và căn cứ không quân tại Madiun, tỉnh phía Đông Java. Ngày 17/10, tờ báo điện tử Kompas.com dẫn lời một bộ trưởng Indonesia cho hay, cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước này sẽ đưa vào vận hành máy bay mini không người lái “Puna” để hỗ trợ quốc phòng và an ninh cũng như theo dõi các hoạt động khủng bố. Quân đội Thái Lan Việc tăng cao ngân sách quốc phòng được bằng sự cần thiết phải duy trì thế cân bằng lực lượng trong khu vực song song với việc tăng chi phí quốc phòng của các quốc gia láng giềng cũng như nhằm chống lại chủ nghĩa phân lập ở phía Nam đất nước; năm 2008, ngân sách quốc phòng tăng lên gần 5,1 tỷ USD (tháng 09/2008 chính phủ chi bổ sung cho quốc phòng 6,2 tỷ bath do đồng tiền trong nước bị mất giá.); năm 2009, ngân sách quốc phòng là 169 tỷ bạt cao hơn 2008 là 17,8%, lực lượng Bộ binh Thái Lan nhận 83,5 tỷ bath. Bộ quốc phòng đã đề nghị tăng chi phí ngân sách quốc phòng lên gần 1,8% GDP trong giai đoạn (từ 2009-2014) và lên gần 2% trong giai đoạn (2015-2019). Ngày 17/2/2009, Đại sứ Nga tại Thái Lan cho biết, họ “quan tâm đến việc sở hữu vũ khí và trang thiết bị quân sự Nga nói chung và trực thăng Mi-17 nói riêng”.“Chúng tôi đang tiến hành thảo luận với các bạn đối tác Thái Lan về việc xác định những nội dung của hợp đồng tiềm năng này. Theo đó,Thái Lan sẽ tiến tới ký kết hợp đồng mua từ 3 đến 6 máy bay Mi-17B-5. Ngày 15/9 Nội các Thái Lan đã tán thành đề xuất của Bộ Quốc phòng nước này về việc mua một lô lớn súng trường tiến công Tavor của Israel gồm 13868 khẩu với tổng trị giá 27,77 triệu USD. Phát ngôn viên chính thức của chính phủ Thái Lan, Supachai Jaisamut, nói với các nhà báo rằng thương vụ trên sẽ được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận giữa 2 nước Thái Lan và Israel. Đồng thời, Thái Lan sẽ trả tiền mua vũ khí do Israel sản xuất theo ba đợt – 2009, 2010 và 2011. Trước đó, Thái Lan đã từng mua loại vũ khí này. Ngày 22/9, các phương tiện thông tin Thái Lan cho biết, nội các Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách mua sắm quốc phòng trị giá hơn 10 tỷ bạt (297 triệu USD), cho khoảng thời gian từ nay đến năm 2012. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Thái Lan sẽ sử dụng 4,9 tỷ bạt (145,6 triệu USD) cho việc mua sắm các phương tiện phục vụ ngành hậu cần quân sự, 03 tỷ bạt (89 triệu USD) sẽ được Lục quân Hoàng gia Thái Lan sử dụng để thay thế các phương tiện và máy móc đã cũ không còn hoạt động được, và hải quân sẽ nhận 989 triệu bạt (29 triệu USD) để mua trực thăng Seahawk thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Một khoản ngân sách 1,6 tỷ bạt (48 triệu USD) sẽ được sử dụng để mua 3 chiếc tàu tuần tra duyên hải. Tháng 10/2009, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã kí kết hợp đồng với Embraer - công ty hàng không vũ trụ của Brazil - mua máy bay ERJ 135 thứ hai. Ngoài hai đơn đặt hàng khác do quân đội Thái Lan đưa ra, đây là máy bay thứ tư do chính phủ Thái Lan đặt mua trong vòng chưa đầy hai năm. Tất cả những máy bay này đều là phiên bản máy bay tầm xa. Chính phủ Thụy Điển đã chính thức tán thành thỏa thuận bán 6 máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen cùng hệ thống do thám radar Erieye và các hệ thống kết nối dữ liệu kèm theo cho Không quân Thái Lan. Một quan chức Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho biết, thỏa thuận mua bán này trị giá 593 triệu USD và dự kiến số vũ khí trên sẽ được giao vào năm 2011. Kế hoạch từ 5-10 năm tới sẽ mua tàu ngầm, giá trị ban đầu của một chiếc tàu ngầm khoảng 1,2 tỷ USD, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra khu vực biển Andamans và eo biển Malacca. Quân đội Campuchia Camphuchia có kế hoạch tăng chi phí quốc phòng và an ninh từ 223 triệu USD năm 2009 lên 274 triệu USD trong năm 2010 (tăng 23%). Tổng ngân sách nhà nước cho tài khóa 2010 là 1,97 tỷ USD. Điều này cho thấy quân đội Campuchia đã được phân bổ khoảng 14% tổng số chi tiêu ngân sách nhà nước. Quân đội Brunei Ngày 12/10, Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, đã có chuyến thăm chính thức Nga và đã có các cuộc gặp với các quan chức của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport để đàm phán về khả năng mua vũ khí của Nga trong tương lai. Rosoboronexport hy vọng, các cuộc gặp tới đây giữa Nga và Brunei sẽ đánh dấu sự khởi đầu các cuộc đối thoại hai bên cùng có lợi và mang tính xây dựng trong lĩnh vực hợp tác công nghệ quân sự giữa hai quốc gia. Quốc vương Hassanal Bolkiah đã được giới thiệu các hệ thống vũ khí phòng không do Nga sản xuất và đã được xem một máy bay trực thăng tấn công Ka-52 trình diễn. Ông cũng đã đến thăm một trung tâm huấn luyện các đơn vị lực lượng đặc biệt của Nga. “Quốc vương Hassanal Bolkiah đã bày tỏ sự quan tâm thực sự đến vũ khí Nga và bày tỏ sự hài lòng về các cuộc đàm phán và giới thiệu này,” Thông cáo báo chí của Tập đoàn Rosoboronexport cho hay. Tháng 6/2009, các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu tuần tra đầu tiên lớp mới dùng cho Hải quân Brunei đã được bắt đầu. Tính đến thời điểm này, chưa có bất kỳ công ty nào cũng như lãnh đạo Brunei khẳng định chính thức việc kí kết hợp đồng đóng tàu, tuy nhiên các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Đức cho rằng xưởng đóng tàu của Đức đã nhận được đơn đặt hàng đóng một vài tàu tuần tra từ quốc vương Brunei. Quân đội Singapore Năm 2009 quân đội Singapore quan tâm tới việc tăng cường sức chiến đấu tại khu vực đô thị bằng xe thiết giáp chở quân mới mang tên Terrex, loại xe này có thể cho phép lính không quân và đổ bộ liên lạc hiệu quả trên chiến trường. Terrex được trang bị hệ thống quản lí chiến trường, do đó cho phép binh lính mặt đất liên lạc với các chỉ huy của họ tại các sở chỉ huy, đồng thời nó có khả năng liên kết với các thiết bị chiến đấu khác của quân đội. Ngoài ra có thể thực hiện nhiệm vụ do thám trên không và mặt đất, chẳng hạn như định vị mục tiêu của kẻ thù, thông qua thiết bị camera và hệ thống điều hướng. Theo kế hoạch Singapore sẽ mua 150 xe Terrex và sẽ bắt đầu huấn luyện các tiểu đoàn bảo vệ và bộ binh sử dụng xe Terrex từ tháng 02/2010. Tháng 02/2009, Không quân Singapore đã tiếp nhận 04 máy bay G550-AEW trị giá khoảng 01 tỉ USD với Hãng Elta của Israel, nhằm thay thế cho thế hệ E-2C Hawkeye đã hết hạn sử dụng. Loại máy bay này có khả năng phát hiện, nhận dạng mục tiêu ở phạm vi xa hơn. Quân đội Philippines Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương. Theo chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines, Hải quân có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Philippines thì sẽ phải mất thêm 2-3 năm để các thiết bị này về tới Philippines và đây là lý do tại sao Tổng thống Arroyo muốn tìm cách để có được các thiết bị phục vụ cho Hải quân trước năm 2017. Từ 21-29/5, tại Cebu, diễn ra cuộc diễn tập Hải quân chung hàng năm giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Philippines với tên gọi CARAT 2009. Mục đích của cuộc tập trận này là giúp quân đội Philippines chống khủng bố và giúp Hải quân nước này làm quen với các công nghệ mới nhất đang được Mỹ sử dụng.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/quansu/thsk/la68259/default.htm