Công tố viên bỏ điều tra, Mỹ hết nước cờ hiểm Syria

Việc công tố viên Carla Del Ponte từ bỏ điều tra vấn đề vi phạm nhân quyền tại Syria cho thấy phương Tây đã hết sự lựa chọn trong ván cờ Syria...

BBC ngày 6/8 đưa tin, cựu công tố viên quốc tế về tội ác chiến tranh, bà Carla Del Ponte, đã tuyên bố sẽ rời khỏi Ủy ban Liên lạc của LHQ điều tra vấn đề vi phạm nhân quyền tại Syria, vì cho rằng vấn để chẳng đi đến đâu.

Bà Del Ponte, người Thụy Sĩ, từng là Tổng chưởng lý điều tra về tội ác chiến tranh ở Rwanda và Nam Tư cũ. Bà đã phục vụ trong Ủy ban Liên lạc của LHQ về vấn đề Syria trong gần 5 năm.

Trong quá trình làm việc tại Ủy ban Liên lạc, bà Del Ponte và một số ủy viên khác đã nhiều lần kêu gọi HĐBA chuyển vấn đề tội ác tại Syria cho Tòa án Hình sự Quốc (ICC).

Công tố viên Carla Del Ponte thất vọng vì tiến trình luật pháp hóa chính trị tại Syria rơi vào bế tắc

“Bà Del Ponte đã cố gắng không mệt mỏi trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm đưa những kẻ phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người tại Syria ra trước công lý", theo BBC.

Tuy nhiên, ngày 5/8 khi trả lời báo Blick của Thụy Sĩ, bà Del Ponte lại cho biết : "Tôi thất vọng và tôi bỏ cuộc. Tôi từ bỏ Ủy ban Liên lạc của LHQ vì không nhận được sự ủng hộ của bất cứ ý chí chính trị nào. HĐBA LHQ đã không làm gì cho vấn đề công lý tại Syria".

Dư luận đã rất bất ngờ trước việc bà Carla Del Ponte rời khỏi Uỷ̉ ban Liên lạc của LHQ điều tra về Syria, song giới phân tích thì cho rằng việc ra đi của bà Carla Del Ponte dường như là một kết quả tất yếu đã được báo trước.

Nguyên nhân là do những thay đổi gần đây liên quan tới tình hình Syria khiến cho tiến trình luật pháp hóa chính trị của phương Tây được quốc tế hóa, nhằm tước bỏ quyền lực của Tổng thống Assad gặp nhiều khó khăn và có thể trở nên vô vọng.

Thứ nhất, phương Tây đã thay đổi quan điểm về số phận của nhà lãnh đạo Syria, trong đó đặc biệt khôngcòn xem sự ra đi của Tổng thống Assad là điều kiện tiên quyết cho tiên trình chính trị tại Syria.

Bắt đầu là ngày 21/6, khi tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết : "Quan điểm mới của tôi về vấn đề Syria là không cho rằng sự ra đi của Tổng thống Assad là điều kiện tiên quyết cho mọi vấn đề, bởi hiện nay không ai có thể là người kế nhiệm hợp pháp ông ấy tại Syria”.

Người đứng đầu Điện Elysees khẳng định: “Lập trường của tôi cũng rất rõ ràng. Trước hết, cần một cuộc chiến toàn diện để chống lại tất cả các nhóm khủng bố. Chúng là kẻ thù của chúng ta. Chúng ta cần sự hợp tác của tất cả các lực lượng, đặc biệt là Nga, để diệt trừ khủng bố”.

Tiếp theo, ngày 4/7 chính quyền Tổng thống Trump đã yêu cầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ngừng chương trình cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các nhóm nổi dậy Syria - lực lượng lại chống chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.

Phương Tây phải thay đổi quan điểm về số phận của Tổng thống Assad

“Quyết định của Mỹ là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm cải thiện quan hệ với Nga, cùng với các nhóm ủng hộ Iran đã thành công trong việc bảo vệ chính quyền Assad trong cuộc nội chiến kéo dài đã sáu năm”, theo Reuters.

Giới chức Mỹ cho biết, sứ mệnh của CIA tại Syria bắt đầu vào năm 2013 là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama nhằm lật đổ Tổng thống Assad, nhưng không đạt được bất cứ thành công nào và nay thì Tổng thống Trump đã quyết định kết thúc.

Theo tinh thần đó, ngày 14/7 khi diễn ra vòng đàm phán lần thứ 7 của Hội nghị Geneva về Syria do LHQ bảo trợ, phe đối lập Syria - được phương Tây hỗ trợ - đã rút yêu cầu Tổng thống Assad phải ra đi như là điều kiện tiên quyết đối với tiến trình chính trị tại Syria.

Với những thay đổi nhanh chóng như vậy trong lập trường của Mỹ và phương Tây cũng như của lực lượng đối lập tại Syria đối với Tổng thống Assad, cho thấy tính chất hợp pháp, hợp hiến của chính quyền Syria ngày càng được củng cố.

Khi phương Tây phải nhìn nhận địa vị của Tổng thống Assad và phải chấp nhận vị thế của chính quyền Damascus thì vấn đề luật pháp hóa chính trị giảm nhiều giá trị và đương nhiên những tổ chức quốc tế sẽ không dễ dàng thúc đẩy tiến trình này.

Thứ hai, việc chính quyền Syria yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình trong cuộc chiến Syria đã ngăn chặn tiến trình luật pháp hóa chính trị nhằm lật đổ Assad bằng công cụ pháp lý

Khi việc dùng vũ để lật đổ Tổng thống Assad không thể thực hiện được, còn việc sử dụng tiến trình chính trị nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Syria ngày càng trở nên vô vọng thì tiến trình luật pháp hóa chính trị được cho là khả dĩ nhất với phương Tây.

Và với những gì diễn ra cho thấy Washington và các đồng minh dường như đang có lợi thế trong tiến trình này. Bởi vấn đề đã được quốc tế hóa qua việc LHQ hoàn thiện cơ chế hoạt động và kiện toàn nhân sự cho Ủy ban Hội thẩm Quốc tế, với việc bổ nhiệm Thẩm phán Catherine Marchi-Uhel làm Trưởng ban vào ngày 3/7.

Trưởng ban hội thẩm quốc tế Catherine Marchi-Uhel

Việc thành lập rồi kiện toàn bộ máy và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Ủy ban Hội thẩm Quốc tế được cho là sẽ giúp công tố viên tại các quốc gia đang điều tra về tội ác ở Syria dễ dàng hơn trong phân tích và củng cố bằng chứng cho việc truy tố hình sự đối với tội phạm.

Theo chức năng và nhiệm vụ, Ủy ban Hội thẩm Quốc tế sẽ làm việc với Ủy ban Liên lạc của LHQ về Syria, về danh các cá nhân liên quan đến tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người tại quốc gia Trung Đông này. Trong danh sách đó có ông Assad và nhiều nhân vật chính trong chính phủ Syria, theo The New York Times.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cong-to-vien-bo-dieu-tra-my-het-nuoc-co-hiem-syria-3340696/