Có gì trong siêu vũ khí khiến Đức quốc xã 'vỡ mộng'?

Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã nghiên cứu và phát triển một siêu vũ khí nhằm chiếm được ưu thế trước quân Đồng minh. Đó là siêu pháo Schwerer Gustav. Được đặt nhiều kỳ vọng nhưng vũ khí này vẫn khiến Đức quốc xã 'vỡ mộng'.

Siêu pháo Schwerer Gustav là một trong những vũ khí "khủng" được các nhà khoa học Đức quốc xã nghiên cứu và chế tạo trong Thế chiến 2. Nhà độc tài Hitler hy vọng dự án này sẽ giúp quân Đức chiếm được ưu thế trên chiến trường trước quân Đồng minh. Thế nhưng, Đức quốc xã "vỡ mộng" vì siêu pháo Schwerer Gustav không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Cụ thể, siêu pháo Schwerer Gustav của quân đội Đức quốc xã hay còn gọi đại pháo Gustav được xem là khẩu pháo lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới tính đến thời điểm hiện nay.

Theo thiết kế, siêu pháo Schwerer Gustav có chiều dài 47,3m và nặng đến 1.350 tấn. Nòng pháo của Schwerer Gustav có đường kính lên đến 800 mm và chiều dài nòng pháo là 32,5m.

Siêu pháo Schwerer Gustav của Đức quốc xã sử dụng 2 loại đạn là đạn nổ phân mảnh và đạn xuyên giáp.

Trong đó, đạn nổ phân mảnh có trọng lượng 4,8 tấn với tầm bắn tối đa 48 km. Đạn xuyên giáp có trọng lượng 7,1 tấn với tầm bắn tối đa 38 km.

Khi hoạt động, siêu pháo Schwerer Gustav mất khoảng 30 - 45 phút để bắn được một phát đạn. Mỗi ngày, khẩu pháo chỉ bắn được khoảng 14 viên đạn. Cứ sau 300 lần khai hỏa thì vũ khí này cần phải thay nòng pháo.

Với kích thước và trọng lượng khủng, siêu pháo Schwerer Gustav được di chuyển bằng một hệ thống đường ray đôi đặc biệt. Thêm nữa, để vận hành Schwerer Gustav cần một đội ngũ khủng: 250 pháo thủ và kỹ sư làm công việc lắp ráp siêu pháo này trong thời gian 3 ngày.

Đức quốc xã chỉ chế tạo 2 siêu pháo Schwerer Gustav. Nó được sử dụng trong cuộc chiến với Liên Xô tại Sevastopol.

Dù siêu pháo Schwerer Gustav được chính quyền Hitler kỳ vọng nhưng không hoạt động hiệu quả. Chi phí sản xuất và vận hành mất nhiều tiền bạc, thời gian và nhân lực.

Do vậy, siêu pháo Schwerer Gustav không thể giúp quân đội Đức quốc xã chiếm được lợi thế trước lực lượng Đồng minh. Cuối cùng, vũ khí tham vọng của Hitler không còn xuất hiện trên chiến trường.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức? Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/co-gi-trong-sieu-vu-khi-khien-duc-quoc-xa-vo-mong-1536686.html