Cô dâu Việt đánh chết mẹ chồng TQ

(Tin tức 24h) - Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc thường xuyên bị mẹ chồng đánh đập, bắt làm việc nông vất vả. Sau khi cô lẻn vào buồng lục tìm hộ chiếu để bỏ về Việt Nam thì bị bà này bất ngờ tỉnh dậy, xông vào đánh con dâu. Trong lúc xô xát, đối tường đập đầu mẹ chồng xuống đất, rồi trói và bịt miệng....

( Tin tức 24h ) - Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc thường xuyên bị mẹ chồng đánh đập, bắt làm việc nông vất vả. Sau khi cô lẻn vào buồng lục tìm hộ chiếu để bỏ về Việt Nam thì bị bà này bất ngờ tỉnh dậy, xông vào đánh con dâu. Trong lúc xô xát, đối tường đập đầu mẹ chồng xuống đất, rồi trói và bịt miệng....

Theo Sina, tòa án trung cấp thành phố Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, hôm 24/12 xét xử cô Hà Thị Trang, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Cô này bị cáo buộc đánh và trói mẹ chồng dẫn đến việc bà này thiệt mạng

Trang thừa nhận hành vi của mình, nhưng cho biết cô đã bị người môi giới và người chồng tên Cung lừa dối khi hỏi cưới. "Hồi người ta giới thiệu tôi cho chồng thì họ nói anh ta làm việc ở thành phố", Trang nói.

Cung thực ra sống ở nông thôn, hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Anh này thường xuyên làm việc ở xa, chỉ có mẹ chồng là bà Tôn và Trang ở nhà. Theo lời khai của Trang, quan hệ giữa cô và mẹ chồng rất căng thẳng. Bà Tôn bắt Trang làm việc nông vất vả, thậm chí còn đánh đập cô. Hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân khác của bị cáo cũng bị mẹ chồng cất giữ, đề phòng cô bỏ trốn.

Tối ngày 15/3, nhân lúc mẹ chồng ngủ say, Trang lẻn vào buồng lục tìm hộ chiếu để bỏ về Việt Nam. Bà Tôn bất ngờ tỉnh dậy, xông vào đánh con dâu. Trong lúc xô xát, Trang đập đầu mẹ chồng xuống đất, rồi trói và bịt miệng bà này, sau đó bỏ trốn.

Ngày hôm sau, Cung về nhà, phát hiện mẹ mình đã chết, còn vợ thì không thấy đâu. Cung lập tức báo cảnh sát và Trang bị bắt một tuần sau đó tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên.

Bị cáo Trang tại phiên tòa hôm 24/12.

Mua phụ nữ nước ngoài về làm vợ là bất hợp pháp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trào lưu mua vợ đang trở nên phổ biến ở các thành phố miền nam và tây nam nước này.

Trước đó, một cô dâu Việt ở Trung Quốc đã phải lên tiếng kêu cứu.Theo trình bày của ông Tư, con gái ông tên Lý Thị Đ. (20 tuổi) đang làm dâu ở Trung Quốc. Trước đó, khoảng tháng 4/2012, ông Tuấn và bà Phượng (ở khóm 8, phường 5, TP.Bạc Liêu) đến nhà kêu ông gả cô Đ. cho một người Trung Quốc tên A Hào (36 tuổi).

Gia đình ông Tư không quen biết ông Tuấn, bà Phượng, cũng không có thông tin về người tên A Hào, nhưng vì gia cảnh nghèo khó, muốn con được “đổi đời” nên vẫn chấp nhận gả cô Đ.

Gia đình Đ. được ông Tuấn đưa cho 12 triệu đồng sắm sửa đồ đạc, lo thủ tục để khăn gói theo chồng, không tổ chức đám cưới.

Theo ông Tư, hai tháng đầu theo chồng, cô Đ. điện thoại liên lạc với gia đình ở quê nhà thường xuyên. Nhưng sau đó, điện thoại bị chồng tịch thu, giữ hộ chiếu.

Sự vụ bắt đầu từ việc A Hào bắt Đ. lên núi vác gỗ. Lao động quá sức, ăn uống bất thường, đêm nào cũng bị chồng đánh nên có lần Đ. đã chạy ra đồn cảnh sát ở nước sở tại để cầu cứu. Gia đình chồng đã đi tìm, đưa cô về nhà.

Hiện gia đình ông Tư yêu cầu ông Tuấn, bà Phượng đưa Đ. hồi hương, nhưng bà Phượng cho biết ông Sáng (một người môi giới, ngụ ở TP HCM) nói cần phải có 30 triệu đồng.

Còn theo gia đình ông Tư thì cô Đ. điện thoại về báo tin: A Hào đòi tiền chuộc đến 150 triệu đồng (bằng số tiền mà A Hào đã bỏ ra để cưới cô Đ.) thì mới cho về nước. Do không có số tiền lớn này để chuộc con, ông Tư cầu cứu công an.

Chiều ngày 6/6, đại diện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, cơ quan này sẽ nhanh chóng xác minh vụ việc, đồng thời, điều tra danh tính, địa chỉ và hành vi của ông Tuấn, bà Phượng.

Môi giới hôn nhân xuyên quốc gia để thu lợi nhuận

Trước đây hiện tượng đàn ông Trung Quốc kiếm vợ Việt Nam chỉ phổ biến trong nhóm lao động nhập cư hoặc nông dân từ những làng quê nghèo khó. Tuy nhiên, điều này giờ đã thay đổi.

"Chúng tôi có rất nhiều đối tượng khách hàng, từ công nhân, nhân viên văn phòng, thậm chí cả Hoa kiều về nước", Qiu, một nhân viên của trung tâm môi giới có trụ sở ở Quảng Châu, nói. Trung tâm này chuyên cung cấp các cuộc hẹn chớp nhoáng cho những người đàn ông Trung Quốc và các phụ nữ Việt.

Việc sắp đặt này là bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc cũng như Việt Nam. Chen Shiqu, giám đốc cơ quan chống buôn người của Bộ Công an Trung Quốc, cho biết hôm 11/11. Các trung tâm mai mối hôn nhân của Trung Quốc không được phép kết duyên ngoài biên giới cho các khách hàng

Hành động môi giới hôn nhân xuyên quốc gia để thu lợi nhuận là phi pháp", ông Chen nói. "Việc làm này cũng không được pháp luật Việt Nam công nhận, do đó các bên không được đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp".

Tuy nhiên, các nhà môi giới vẫn không hề lo sợ. "Chúng tôi biết là dịch vụ này là không được phép, nhưng rõ ràng là cũng không cấm. Nếu cấm thì chúng tôi không thể nào hoạt động suốt 9 năm qua", Qiu nói và cho biết chưa có trường hợp mai mối nào kiểu này bị bắt.

Những năm gần đây con số cô dâu Việt Nam đi khỏi nhà của những người chồng Trung Quốc rồi lại bị bắt lại, bị bán lần thứ hai cho những ông chồng khác, là rất nhiều.

"Các trung tâm này liên kết với bọn buôn người và khi đó những người chồng Trung Quốc không biết vợ mình bị bán đến đâu, ở trong hay ngoài Trung Quốc nữa", luật sư Hu nói.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của nạn buôn bán phụ nữ từ Việt Nam. Báo cáo năm 2011 về nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam do Đại sứ quán Anh tại Hà Nội thực hiện, cho thấy khoảng 6.000 phụ nữ và trẻ em bị bán khỏi Việt Nam từ năm 2005-2009, trong đó 3.190 người bị bán sang Trung Quốc, để kết hôn hoặc bị lạm dụng tình dục trong các nhà chứa.

Huyền Hồ (Tổng hợp VNE, ĐVO)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/co-dau-viet-danh-chet-me-chong-tq-2363165/