Chuyện 'phạt nguội' và ví dụ điển hình về xử lý văn bản pháp luật

Với cơ chế hiện nay, việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với luật, hiến pháp... vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được thực hiện theo cơ chế tự rà soát. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đề nghị chủ thể ban hành tự rà soát. Ví dụ, người dân thông tin cho HĐND tỉnh để HĐND tỉnh nắm bắt, đưa vào giám sát văn bản của UBND tỉnh. Trong quá trình giám sát thì đề nghị UBND tỉnh tự sửa đổi, bãi bỏ, nếu không thì HĐND tỉnh sẽ trực tiếp xử lý. Tuy nhiên, xưa nay rất hiếm việc cơ quan hành chính cấp trên hay cơ quan dân cử xử lý văn bản của cơ quan hành chính.

 TS CAO VŨ MINH, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

TS CAO VŨ MINH, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Một ví dụ điển hình là Quyết định 210/2004 và Quyết định 240/2004 của UBND TPHCM quy định thủ tục xử phạt qua hình ảnh một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại TP (người dân thường gọi là phạt nguội).

Đây là thủ tục xử phạt được cho là rất mới mẻ, mang tính cách mạng và rất hiện đại. Tuy nhiên, Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) có văn bản gửi UBND TP.HCM vì cho rằng hai quyết định này có dấu hiệu trái luật và yêu cầu UBND TPHCM phải tự xử lý” hai văn bản này. Ngược lại, UBND TPHCM đề nghị giữ nguyên hiệu lực của hai quyết định. Tuy nhiên, trước áp lực báo cáo bộ trưởng và Thủ tướng xử lý nên UBND TPHCM đã phải “tự xử lý” hai văn bản này.

Có thể thấy rằng Quyết định 210/2004 và Quyết định 240/2004 chính là “những văn bản không nằm trong khuôn khổ chung”. Những sáng kiến này của TP.HCM chưa được hoan nghênh mà trái lại, bị rằng buộc bởi nguyên tắc tập trung nên dễ bị xem là hành vi “xé rào”. Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 238/2006 quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông được coi là một giải pháp đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan trên. Sau đó, Bộ Công an ban hành Thông tư 11/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định 238/2006 nói trên của Thủ tướng. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để TPHCM triển khai việc xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh.

Và sau đó, ngày 26-10-2007, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định 127/2007 về xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân theo Quyết định 238/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

TS CAO VŨ MINH, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Nguồn PLO: https://plo.vn/chuyen-phat-nguoi-va-vi-du-dien-hinh-ve-xu-ly-van-ban-phap-luat-post751542.html