Chuyên gia Nga muốn chuyển thủ đô ra Crimea: Đòn gió

Một chuyên gia hạ tầng chính trị đề xuất chuyển Thủ đô tới thể hiện quyền sở hữu song Moscow từ chối, khẳng định bán đảo này chắc chắn là của Nga.

RIA Novosti mới đưa thông tin từ vị Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Viện phân tích hạ tầng chính trị Nga Eugene Tunik cho hay khi nhận được công văn trả lời của Bộ Tư pháp nước này về ý tưởng được đề xuất của ông nhằm chuyển Thủ đô Moscow tới thủ phủ Sevastopol của Crimea.

Ý tưởng này của ông Tunik đưa ra nhân kỷ niệm 2 năm ngày trưng cầu dân ý về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Theo đó, ông Tunik đã gửi thư thỉnh nguyện lên Thủ tướng Dmitry Medvedev với đề nghị di chuyển thủ đô từ Moscow đến Sevastopol.

Bán đảo Crimea là của Nga không thể chối cãi.

Theo chuyên gia chính trị học này, Sevastopol một khi đã trở thành Thủ đô của Nga thì vị thế của Sevastopol và Crimea nói chung như là một phần không thể tách rời của Nga và sẽ giúp nhanh chóng đạt được sự công nhận của quốc tế. Ngoài ra, điều này còn nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ bán đảo, tăng trưởng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng. Song ý tưởng này đã được Bộ Tư pháp Nga bác bỏ do còn liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp.

"Vấn đề chuyển dời thủ đô Nga đến thành phố khác, chẳng hạn Sevastopol, đòi hỏi phải xem xét cẩn thận mức độ rủi ro có thể xảy ra và mức chi phí dự kiến để thực hiện có hợp lý hay không, vì điều này liên quan đến tất cả các cơ quan công quyền trung ương của Nga cũng như các tổ chức xã hội lớn", RIA Novosti trích công văn trả lời của Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp cũng nhắc nhở rằng tình trạng của thủ đô Nga Moscow đã được bảo đảm bằng Hiến pháp. Vì vậy, chỉ có thể chuyển dời thủ đô đến một thành phố khác nếu có sự thay đổi một số điều luật cơ bản của đất nước. Để có thể thực hiện việc sửa đổi như thế, nhất thiết cần có sự đồng tình ủng hộ từ các đại biểu quốc hội của ít nhất hai phần ba số vùng của Nga.

Việc đề nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ có thể được đưa ra bởi Tổng thống, Hội đồng Liên bang, Duma Quốc gia, chính phủ, nghị viện khu vực, hoặc một nhóm không ít hơn một phần năm số thượng nghị sĩ liên bang, theo công văn của Bộ Tư pháp Nga.

Công văn này cũng lưu ý về tính khả thi của việc chuyển dời thủ đô Nga ra khỏi Moscow, vì các quyết định có liên quan cần phải xem xét đến các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị và nhiều vấn đề phức tạp khác.

Dù thông tin được RIA Novosti đăng tải một cách khá chân thực song có thể thấy rõ đòn gió của Nga khi thông tin này được công khai.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nổ lực tới Crimea sau khi sáp nhập. Ảnh: Thanh niên

Chuyển Thủ đô không phải là chuyện đơn giản ở một quốc gia siêu cường như Nga. Đó có lẽ là điều mà mỗi người dân Nga hiểu được không huống chi là Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Viện phân tích hạ tầng chính trị không nắm được điều đó.

Song ý tưởng của ông vẫn được gửi tới Bộ Tư pháp để thỉnh cầu xem xét thì có lẽ ý tưởng này đã mang thêm một ý đồ chính trị.

Nga đã công nhận Crimea độc lập và thuộc về Nga ngay từ khi bán đảo này thực hiện cuộc trưng cầu dân ý cho thấy đa số hài lòng và ủng hộ hướng về phía Nga.

Để thể hiện mối thân tình, Nga cũng đã đầu tư cây cầu bắc qua bán đảo này nối với đất liền, đồng thời hỗ trợ các đường dây điện, nước, phục vụ tối thiểu nhu cầu của người dân ở Crimea trong tình hình Ukraine mạnh tay cắt bỏ các hỗ trợ kinh tế, xã hội.

Mới đây Nga còn kỷ niệm 2 năm kể từ cuộc trưng cầu dân ý ở bán đảo này chính thức là thuộc về Nga. Như vậy, theo Moscow, các bằng chứng là không thể chối cãi và việc lý luận từ các quốc gia châu Âu ra sao đi nữa thì Crimea vẫn đã là của Nga.

Như vậy, không cần chuyển Thủ đô, Sevastopol vẫn là những mối thành phố quan trọng và đây mới là mục tiêu cuối cùng của chính quyền Nga.

Kim Hoa (Tổng hợp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/chuyen-gia-nga-muon-chuyen-thu-do-ra-crimea-don-gio-3305615/