Chuyên gia Nga đánh giá về căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên

Nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Nga), chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp châu Âu cho rằng xác suất xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân trong cuộc chiến này sẽ cao hơn nhiều so với cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan

Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng

Vấn đề nổi bật nhất xung quanh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên chính là mức độ nghiêm trọng đối với cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.

Đây là lần đầu tiên kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ-Pakistan ở Kargil năm 1999, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một cuộc xung đột vũ trang lớn giữa hai cường quốc hạt nhân - Hoa Kỳ và Triều Tiên. Xác suất xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân trong cuộc chiến này sẽ cao hơn nhiều so với cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan và các khả năng cho giải pháp ngoại giao ít hơn rất nhiều.

Trong nhiều năm, Triều Tiên nỗ lực thực hiện chiến lược triệt để thoát ra khỏi sự cô lập quốc tế và các cuộc đối thoại áp đặt của Mỹ và các đồng minh của mình. Người ta cho rằng, việc tạo ra vũ khí hạt nhân có khả năng vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ cùng với các minh chứng cho sự ổn định kinh tế sẽ buộc Washington nói chuyện một cách bình đẳng với Bình Nhưỡng. Mục đích hiển nhiên của Triều Tiên là đối thoại trực tiếp với Washington và đạt được thỏa thuận song phương về việc Hoa Kỳ công nhận chế độ của Triều Tiên, cũng như bãi bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt.

Nói đúng ra, Triều Tiên đã thiết lập được cơ bản các điều kiện để chiến lược thành công. Theo nhiều nguồn tin, ước tính trên cả nước này hiện nay đã có đến 60 loại vũ khí hạt nhân, bao gồm cả đầu đạn dành riêng cho tên lửa đạn đạo. Triều Tiên đã sản xuất và trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung tiên tiến, cho phép họ giữ các đồng minh Mỹ - là Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như căn cứ của Mỹ ở các nước này, làm con tin. Thêm vào đó, kể từ giữa những năm 2000, bất chấp lệnh trừng phạt, nền kinh tế cũng như mức sống của người dân Triều Tiên phát triển nhanh chóng.

Đáng lẽ, Hoa Kỳ nên nhận ra thất bại của mình khi tiến hành chính sách siết chặt chế độ ở Bình Nhưỡng từ đầu những năm 90 và đã nên bắt đầu một cuộc đối thoại về các điều kiện tối thiểu có thể chấp nhận được đối với Triều Tiên. Trước hết - không đòi hỏi việc công nhận phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên là mục đích cuối cùng của cuộc đàm phán, và đồng ý với việc giảm các hoạt động quân sự riêng của mình cũng như các biện pháp trừng phạt, gây áp lực đối với Bình Nhưỡng.

Nhưng điều này đã không xảy ra. Chiến lược logic của Triều Tiên đã không tính đến tổ chức hệ thống chính trị Mỹ, nơi mà chế độ mới có thể hoàn toàn chối bỏ quá khứ, mặc dù chính sách điên rồ này từ lâu đã mất uy tín nhưng việc điều chỉnh nó thậm chí là sự kiện rất hiếm xảy ra trong tình huống bình thường. Trong khi nội bộ Hoa Kỳ hiện đang hỗn loạn, phe đối lập của ông Donald Trump và cơ quan tình báo riêng của họ dường như bất lực trong việc tăng cường cuộc đấu tranh của Nhà Trắng và Quốc hội.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.

Tháng Tư vừa rồi, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã công khai tuyên bố, rằng các chính sách "kiên nhẫn chiến lược" của chính quyền tiền nhiệm đối với Triều Tiên đã thất bại và phải được hủy bỏ. Nhưng trong điều kiện khủng hoảng nội bộ, Mỹ không thể đưa ra một chính sách mới đối với Triều Tiên, và thay vào đó họ cố gắng theo đuổi chính sách cũ một cách mạnh mẽ (tăng biện pháp trừng phạt, gây áp lực), bổ sung cho nó bằng các mối đe dọa quân sự.

Các chuyên gia Mỹ có uy tín về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân và an ninh ở châu Á đang kêu gọi chấp nhận thực tế mới –hiện thực hóa hạt nhân tại Triều Tiên và bắt đầu xây dựng một mối quan hệ với nước này. Những người chỉ trích ông Trump thiếu quyết tâm trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về "nhân quyền" và "dân chủ" và kêu gọi thắt chặt chính sách răn đe CHDCND Triều Tiên.

Triều Tiên, theo cách nhìn của mình, chấp nhận tình trạng căng thẳng đối với Mỹ, bướng bỉnh và làm cao. Bình Nhưỡng cố tình thổi phồng khả năng tên lửa của họ. Rõ ràng, các tên lửa "Hwaseong-14" gần đây ra mắt nhằm mục đích bề ngoài là để chứng tỏ phạm vi liên lục địa của nó. Không có cơ sở để cho rằng, Triều Tiên trang bị lớp phủ rào cản nhiệt và đầu đạn có công nghệ dẫn đường tối tân cho các tên lửa này…. Trong bối cảnh đó, Triều Tiên đã tuyên bố về vụ phóng tên lửa có thể hướng vào đảo Guam.

Nhà Trắng không phải đang ở trong trạng thái sẵn sàng phát triển và thực hiện một chính sách mới đối với CHDCND Triều Tiên. Những cử chỉ hiếu chiến của Bình Nhưỡng đã giáng một đòn trực tiếp vào quyền lực mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump trong cả nước. Chính quyềnTrump hiện đang có cuộc đấu tranh cho sự sống còn của riêng mình, đã đưa ra lời đe dọa trả đũa mang phong cách tinh thần Triều Tiên và những chỉ thị quân sự.

Ông Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis Mettis cũng công khai kêu gọi Nga và Trung Quốc gây thêm áp lực lên Triều Tiên, mặc dù thực tế khả năng Nga gây áp lực lên Triều Tiên, điều đó rất nhỏ, và Trung Quốc thì không quan tâm đến áp lực kinh tế mà có thể gây bất ổn chế độ đối với Triều Tiên.

Khi thời điểm xuất hiện các tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn thiện của Triều Tiên ngày càng gần (có lẽ là trong vòng 3-5 năm) thì trước mắt Hoa Kỳ sẽ đối mặt với vấn đề giải thích đúng đắn về các hoạt động tên lửa của Triều Tiên. Khi nhận được thông tin về tên lửa của Triều Tiên có thể phóng đến Mỹ, các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải lựa chọn giữa việc áp dụng tấn công phủ đầu để đảm bảo sự an toàn cho người dân của mình (có thể sẽ kéo theo sự tấn công của Triều Tiên về phía Hàn Quốc và Nhật Bản). Ít nhất ngày hôm nay, sự lựa chọn của chính quyền Mỹ rất rõ ràng.

Bài đánh giá về tác động của cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ của nhà phân tích chính trị Vasily Kashin - nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông, chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp châu Âu và quốc tế, Trường Đại học Kinh tế. Bài viết trên tờ "Izvestia".

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/chuyen-gia-nga-danh-gia-ve-cang-thang-tren-ban-dao-trieu-tien-post234989.info