Chứng nhận Halal và sự thích ứng của doanh nghiệp đồ uống Việt

Các giải pháp, chính sách của các ngành chức năng trong thời gian qua đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu, thành công trong việc mở rộng thị trường và doanh thu. Đáng chú ý, không chỉ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch từ hàng thô sang sản phẩm có hàm lượng chế biến, tính sáng tạo và chất lượng cao.

Đối với lĩnh vực đồ uống giải khát, để có thể xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao thì sản phẩm phải đạt được những tiêu chuẩn cụ thể, khắt khe.

Từ năm 2016, các sản phẩm đồ uống quen thuộc trên thị trường, trong đó có thể kể đến như Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ, Nước tăng lực Number One của Tân Hiệp Phát, đã đạt chứng nhận Halal dành cho các thị trường Hồi giáo.

Halal trong tiếng Arab có nghĩa là hợp pháp hoặc được phép dùng. Trong Hồi giáo, thuật ngữ này dùng để chỉ sản phẩm được phép dùng hoặc hành động được làm trong khuôn khổ tôn giáo. Người Hồi giáo sử dụng các sản phẩm Halal theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát 9 năm liên tiếp đạt tiêu chuẩn Halal. Trong hình là nhân viên bộ phận QC kiểm tra ngoại quan chất lượng sản phẩm Trà thanh nhiệt Dr Thanh tại nhà máy của Tân Hiệp Phát.

Đông Nam Á là nơi có đông người Hồi giáo nhất thế giới, với 277 triệu người, chiếm khoảng 42% tổng dân số khu vực. Do đó, Đông Nam Á cũng là thị trường có nhu cầu cao với các sản phẩm Halal. Trong đó, Indonesia là quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới với hơn 200 triệu người.

Hiện nay, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng tích cực từ 9 tỉ đô la Mỹ năm 2019 lên gần 14 tỉ vào năm 2023. Cả 2 quốc gia đều mong muốn kim ngạch song phương sớm đạt 15 tỉ đô la Mỹ và cao hơn ở mức 18 tỉ đô la Mỹ trước năm 2028, trong đó chính phủ Việt Nam và Indonesia đều nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hóa theo tiêu chuẩn Halal.

Để đạt được chứng nhận Halal, ngay từ nguyên liệu đầu vào và khâu bảo quản nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm nói trên đều phải đạt tiêu chuẩn Halal; dây chuyền sản xuất, điều kiện sản xuất tại các nhà máy phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn Halal, quá trình bảo quản sản phẩm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Halal.

Các sản phẩm như Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ, Nước tăng lực Number 1 phải đảm bảo từ nguyên liệu đầu vào đến việc bảo quản sản phẩm đều phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn Halal dành cho các quốc gia Hồi giáo.

Không chỉ đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn Halal, sản phẩm của Tân Hiệp Phát còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu khắt khe để tiến vào thị trường toàn cầu bằng việc xuất khẩu đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc),…

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/chung-nhan-halal-va-su-thich-ung-cua-doanh-nghiep-do-uong-viet/