Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm

Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh trên đàn gia cầm. Để chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm, các địa phương tăng cường tổ chức tiêm phòng, kết hợp tuyên truyền chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn nguy cơ lây sang người.Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại động vật Chủ tịch UBND thành phố vừa ban hành văn bản về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại động vật, giảm thiểu và tiến tới không còn người tử vong do bệnh dại; quản lý tốt đàn chó nuôi trên địa bàn thành phố trong thời gian đến.

Bà Phạm Thị Vinh, Giám đốc Hợp tác xã gà Nhơn Phát (xã Hòa Nhơn) cho biết, hiện có 7 hộ thành viên HTX đang nuôi hơn 2.000 con gà thả vườn, đồi. Ảnh: KHÁNH NGÂN

Từ ngày 1 đến 12-3, xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dịch cúm gia cầm đợt 1. Hiện các hộ gia đình trên địa bàn xã đang nuôi khoảng 14.000 con gà, vịt và chim cút. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hòa Vang về chủ động phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hộ chăn nuôi tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên đàn vật nuôi và kê khai hoạt động theo quy định.

Bà Phạm Thị Vinh, Giám đốc Hợp tác xã gà Nhơn Phát (xã Hòa Nhơn) cho biết, hiện có 7 hộ thành viên hợp tác xã (HTX) đang nuôi hơn 2.000 con gà thả vườn, đồi. HTX đã phối hợp với các đơn vị chức năng phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn khu vực chăn nuôi gà của các hộ thành viên. Ngoài ra, các hộ đang trong quá trình xử lý chuồng trại sau Tết. Từ đầu tháng 3 đến nay, xã Hòa Phước (huyện Hòa Vang) triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dịch cúm gia cầm đợt 1. Xã Hòa Phước đang chăn nuôi khoảng 300.000 con gia cầm, trong đó chim cút chiếm số lượng lớn khoảng 290.000 con.

Ông Trần Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phước cho hay: “Xã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tiêm phòng vắc-xin ngăn ngừa dịch bệnh cho đàn gia cầm. Đồng thời, phấn đấu tiêm phòng vắc-xin gia cầm đạt tối thiểu 80% tổng đàn”.

Là địa phương có số lượng gia cầm lớn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Duy Anh cho biết, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời và có hiệu quả, UBND huyện giao UBND 11 xã tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, tuyên truyền rộng rãi đến các hộ chăn nuôi gia cầm tại địa phương để đảm bảo tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 80% so với tổng đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; quản lý chặt chẽ đối với các tiểu thương kinh doanh gia cầm sống tại các chợ Miếu Bông, Lệ Trạch và Túy Loan. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra các tiểu thương nhập gia cầm từ các tỉnh khác về bán tại chợ Miếu Bông, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch và lây lan cao.

Huyện Hòa Vang đã triển khai tiêm phòng đợt 1, tùy theo điều kiện của từng địa phương, có thể tiêm tại các hộ chăn nuôi hoặc tổ chức các điểm tiêm tập trung. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thực hiện tiêm phòng đúng tiến độ. Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền các hộ chăn nuôi gia cầm tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên đàn vật nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học; kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương theo quy định.

Trong khi đó, trung bình mỗi ngày, Công ty TNHH MTV chế biến thực phẩm Đà Nẵng (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) tiếp nhận hơn 1.500 con gia cầm, trong đó, mổ hơn 1.000 con. Thời gian qua, đơn vị tăng cường dọn dẹp, khai thông cống rãnh, phát quang môi trường; phun thuốc tiêu độc, khử trùng nền tường khu vực giết mổ, khu xử lý nước thải, chất thải, khu nuôi nhốt động vật và các khu vực xung quanh cơ sở giết mổ sau mỗi ca sản xuất.

Theo thống kê của UBND phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), các hộ gia đình ở các tổ dân phố 60, 61 và 63 đang nuôi khoảng 7.000 con gia cầm các loại như gà, vịt, bồ câu, ngan, ngỗng… Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam Trần Văn Thể cho biết, thời gian qua, phường đẩy mạnh công tác hướng dẫn chủ hộ chăn nuôi gia cầm áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc-xin; đồng thời, theo dõi, giám sát gia cầm có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh để kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan thú y theo quy định.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khanh, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV&AIDS, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu cho hay, quận có dân số đông, là nơi tập nhiều khu công nghiệp và các trường đại học, cao đẳng. Nguy cơ dịch cúm A (H5N1) lây lan từ các tỉnh, dịch bệnh cúm A (H7N9)… từ nước ngoài xâm nhập và bùng phát là rất lớn.

“Chúng tôi sẽ kết hợp với trạm y tế phường xử lý môi trường và phòng bệnh trên diện rộng. Đồng thời, liên hệ chặt chẽ với các Trung tâm y tế lân cận, các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn quận nhằm kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh; theo dõi, xác định vùng có nguy cơ dịch tễ để có hướng giám sát phòng chống dịch”.

Theo bác sĩ Nguyễn Hóa, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, thời tiết đang trong giai đoạn thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi để virus cúm gia cầm phát triển.

“Trung tâm tiếp tục giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca mắc bệnh đầu tiên tại thôn, tổ, xã, phường, hộ gia đình nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch cúm gia cầm lây sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao; vận động người dân tự giác khai báo khi phát hiện gia cầm ốm, chết. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm y tế quận, huyện phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung hoạt động tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 khi có yêu cầu”, bác sĩ Hóa nói.

KHÁNH NGÂN

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các phường, xã tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh. Cùng với đó, chủ trì tổ chức, phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ theo quy định. Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc-xin dại cho chó, mèo nuôi…

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh dại, tính chất nguy hiểm của bệnh dại; cách nhận biết người và động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh dại ở người và động vật; các chủ trương, chính sách, quy định về quản lý chó, mèo nuôi và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó, mèo. Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về phòng, chống bệnh dại đối với chủ vật nuôi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục nông nghiệp phối hợp hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại động vật; triển khai lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật nuôi; thực hiện tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ theo quy định; giám sát bệnh dại, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch... LÊ HÙNG

Nguồn Đà Nẵng: http://www.baodanang.vn/ytesuckhoe/202403/chu-dong-phong-chong-dich-cum-gia-cam-3967645/