Chiến tranh Afghanistan: 'Việt Nam' thứ hai ở Nam Á

Có vẻ như bài học ở Chiến tranh Việt Nam còn chưa đủ với nước Mỹ, khi họ tiếp tục sa lầy ở Afghanistan sau 16 năm không lối thoát.

Cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu ở Afghanistan từ ngày 7/10/2001 sau khi Tổng thống George W.Bush mở chiến dịch "Bền vững, toàn diện và không ngừng" nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi mần họa khủng bố al-Qaeda sau sự kiện 11/9, và Afghanistan lại là cái nôi nuôi dưỡng tổ chức khủng bố này. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu ở Afghanistan từ ngày 7/10/2001 sau khi Tổng thống George W.Bush mở chiến dịch "Bền vững, toàn diện và không ngừng" nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi mần họa khủng bố al-Qaeda sau sự kiện 11/9, và Afghanistan lại là cái nôi nuôi dưỡng tổ chức khủng bố này. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên, sau 16 năm kể từ khi Mỹ khởi động Chiến tranh Afghanistan mọi thứ ở quốc gia Nam Á này vẫn tệ như thời điểm 2001, khi Afghanistan luôn chìm trong bạo lực. Ảnh: những tay súng trong "Liên Minh Phía Bắc" thân Mỹ ở Afghanistan ngồi chứng kiến cảnh B-52 Mỹ dội bom cày nát cả một quả đồi. Nguồn ảnh: BI.

Sau khi tiến quân vào Afghanistan, Quân đội Mỹ cũng bắt đầu thực hiện các chiến dịch quân sự tìm-diệt khủng bố của mình, và nó chẳng khác gì chiến lược tìm và diệt mà Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Kết quả mà người Mỹ nhận được từ các chiến dịch này khá khiêm tốn so với những tổn thất mà họ phải hứng chịu. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc chiến ở Afghanistan cũng là nơi lần đầu tiên Quân đội Mỹ đưa các phương tiện robot vào chiến đấu trên mặt trận, trong khi đó trên bầu trời các máy bay trinh sát không người lái. Nguồn ảnh: BI.

Điểm khó khăn nhất trong cuộc chiến mà Mỹ phải đối mặt ở Afghanistan chính là việc al-Qaeda hay Taliban luôn hoạt động ngay trong các khu vực đông dân cư, khi họ luôn lẫn trốn trong ngàn dân thường. Rất khó để có thể phân biệt đâu là khủng bố, đâu là dân thường, chính vì lý do này trong suốt cuộc chiến Afghanistan đã có hàng ngàn trường hợp Quân đội Mỹ tấn công nhầm thường dân vô tội. Nguồn ảnh: BI.

Binh lính Mỹ trong một trại huấn luyện cho Quân đội Afghanistan tại Kunduz. Lực lượng Quân đội Afghanistan được đánh giá là có tinh thần chiến đấu rất kém và không hề có động lực trong cuộc chiến chống lại phiến quân Taliban hay cả al-Qaeda. Nguồn ảnh: BI.

Kể từ đầu cuộc chiến cho tới nay Mỹ và đồng minh đã mất hơn 3 ngàn quân ở Afghanistan, trong đó Mỹ chiếm khoảng hơn 2.800 binh sĩ, đó là chưa kể tới hơn 20.000 binh lính Afghanistan thiệt mạng trong 16 năm cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dựng lên. Hình ảnh trực thăng CH-47 hỗ trợ Quân đội Mỹ trong cuộc hành quân chống du kích, tìm diệt phiến quân Taliban. Nguồn ảnh: BI.

Và để cổ vũ cho tinh thần binh sĩ vốn đã kiệt quệ sau hàng chục năm chiến tranh, Quân đội Mỹ luôn cố gắng mang hình ảnh quê nhà từ nước Mỹ đến đất nước Nam Á, Afghanistan xa xôi. Nguồn ảnh: BI.

Những gì mà Mỹ và đồng minh đạt được ở Afghanistan thật ra chỉ là con số không tròn trĩnh, thậm chí họ chưa bao giờ kiểm soát được tình an ninh ở quốc gia này. Và khu vực duy nhất người Mỹ cảm thấy mình được an toàn là thủ đô Kabul của Afghanistan. Nguồn ảnh: BI.

Một binh lính Mỹ may mắn thoát chế khi viên đạn đập vào tường cách mặt anh ta chỉ vài centimet. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Tổng cộng đã có hơn 2.800 binh lính Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan. Nguồn ảnh: BI.

Ngoài ra, còn có 1173 cái chết khác của người Mỹ khi họ tới Afghanistan để kinh doanh, làm ăn trong thời gian từ năm 2001 tới 2016. Nguồn ảnh: BI.

Số lính Mỹ bị thương tật vĩnh viễn trong cuộc chiến này lên tới 20.049 người. Nguồn ảnh: BI.

Quá trình rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan đã được bắt đầu từ năm 2013. Tuy nhiên trong năm 2017 này Mỹ vẫn dự kiến sẽ để lại Afghanistan khoảng 8400 binh lính để hỗ trợ cho lực lượng bản địa. Nguồn ảnh: BI.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-tranh-afghanistan-viet-nam-thu-hai-o-nam-a-924911.html