Chiến lược cán bộ thời kỳ đổi mới ở Thanh Hóa

(ĐCSVN) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ Thanh Hóa đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thời kỳ đổi mới.

Thanh Hóa là một tỉnh rộng, có diện tích 11.168 km2 với 192 km đường biên giới với nước bạn Lào và 102 km bờ biển; có 27 huyện thị thành phố gồm 634 xã, phường, thị trấn . Trong số 11 huện miền núi có 220 xã với hơn 1 triệu dân, trong đó có 15 xã vùng biên, 7 huyện vùng cao. Dân số cả tỉnh tính đến nay có trên 3,4 triệu người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống đó là Kinh, Mường, Thái, Mông, Giao,Thổ, Khơ- Mú. Thanh Hóa có 35 Đảng bộ trực thuộc. Trong đó có 24 đảng bộ huyện, 2 đảng bộ thị xã,1 đảng bộ thành phố, 1 đảng bộ khối cơ quan dân chính và 7 đảng bộ trực thuộc khác. Thanh Hóa thuộc diện tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 543 USD, thấp xa so với bình quân chung cả nước.Tình hình chung đó đã tác động sâu sắc đến công tác cán bộ của tỉnh. Chính vì lẽ đó mà Nghị quyết TW3 khóa VIII và chỉ thị 18-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác cán bộ có tác độnguấu sắc đến công tác cán bộ của tỉnh. Cán bộ cơ sở đồng bào dân tộc vui liên hoan văn hóa Qua nghiên cứu quán triệt Nghị quyết và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, các cấp các ngành, đội ngũ cán bộ đảng viên đã chuyển biến rõ rệt và nhận thức sâu sắc hơn nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm các thành viên trong hệ thống chính trị, nhân thức rõ hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ CNH-HĐH. Hơn 10 năm qua công tác cán bộ của Thanh Hóa cũng đã đi vào nề nếp, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong tổng số cán bộ làm công tác Đảng cấp tỉnh cấp huyện thì cán bộ nữ chiếm 24,9%. Sau 10 năm số cán bộ có trình độ chuyên môn, đại học, lý luận chính trị tăng đáng kể. Riêng số có trình độ chuyên môn trên đại học chiếm 2,94%; đại học và cao đẳng chiếm 57,5%; cử nhân và cao cấp chính trị 36,97%. Trong tông số 796 cán bộ làm công tác Mặt trận và Đoàn thể xã hội cấp tỉnh, cấp huyện có 43,6% là nữ, số có trình độ đại học cao đẳng về chuyên môn chiếm 59%, cử nhân và cao cấp chính trị có 17,75%. Cán bộ công chức làm công tác quản lý, hành chính và sự nghiệp cấp tỉnh cấp huyện có gần 3700 người. Trong đó trình độ chuyên môn trên đại học chiếm 4,31%, đại học chiếm 66,47%, cao đẳng 2,85%, trung học và sơ cấp 26,33%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 0,48%, trung cấp 4,64%. Riêng cán bộ công chức quản lý cấp xã có số lượng tới trên 11.000 người. Trình độ của cán bộ chủ chốt so với trước đây đã được nâng lên đáng kể, nhất là đối với cán bộ miền núi.Trình độ chuyên môn được tăng lên từ dưới 1% nay lên 7,65%, cao đẳng, trung cấp tăng từ 23,53% nay lên 52,53%. Trình độ cử nhân chính trị lên 1,1%, trung cấp từ 43,34% lên 65,34%. Điều đáng ghi nhận là sau thời gian thực hiện Nghị quyết TW 3 khóa X, đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh đều đã có quy hoạch và đào tạo theo quy trình nên trình độ từ chuyên môn đến lý luận đều nâng lên. Cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý nói riêng ở cả 3 cấp đều có sự chuyển biến cả về lượng và chất. Đại đa số cán bộ có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, được rèn luyện thử thử thách trong thực tiễn, tin tưởng vào đường lối và sự nghiệp cách mạng của Đảng, có ý thức nâng cao trình độ và năng lực công tác, tận tụy phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Điều đặc biệt như đ/c Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy đánh giá: Thanh Hóa giờ đây có đủ lực lượng cán bộ chủ chốt thay thế chứ không như tình trạng trước đây một đ/c cán bộ chủ chốt nào được điều chuyển công tác là việc cử người khác thay thế cũng hết sức phức tạp, còn bây giờ thì khỏe re. Bên cạnh chuyển biến tích cực, đội ngũ cán bộ cũng còn những hạn chế yếu kém nhất định. Điều đó thể hiện qua cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ vẫn còn ít, cán bộ chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực tin học, ngoại ngữ còn nhiều bất cập, một số cán bộ ý thức tu dưỡng rèn luyện phấn đấu chưa cao nên hiệu quả công tác thấp, còn một số cán bộ tiêu cực tham nhũng, mất dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng. Qua tìm hiểu biết được sở dĩ công tác cán bộ của Thanh Hóa có những bước chuyển biến tích cực là do có sự quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW 3 khóa X va thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo . Điều đó được thể hiện qua kế hoạch đào tạo đến năm 2015, liên doanh với các trường đại học nước ngoài đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ bằng nguồn kinh phí của địa phương. Tỉnh đã cử đi đào tạo tiến sx được 68 người, thạc sĩ được 526 người, cử nhân chính trị được 755 người, cao cấp chính trị 1814 người. đào tạo Chính trị Trung cấp tại tỉnh 11.228 người. Ngoài việc tăng cường cử cán bộ đi học ở Học viện, các trường Đại học trong và nước ngoài, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã chủ trương tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho Trường Chính trị tỉnh đủ điều kiện để đảm bảo mỗi năm tuyển sinh từ 300 đến 400 học viên Trung cấp chính trị, từ 200 đến 300 học viên Trung cấp quản lý Nhà nước cấp xã. Tất cả các huyện đều được đầu tư xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính tri . Riêng các huyện miền núi vùng cao được xây dựng nhà ở cho học viên. Trong 10 năm qua, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã đào tạo sơ cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng chuyên đề cho hàng ngà lượt cán bộ thôn, bản, góp phần củng cố và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Về công tác luân chuyển từ 2002 đến nay theo tinh thần Nghị quyết 11 NQ/TW của Bộ Chính trị đã tiến hành tốt và đều phát huy hiệu quả. Tuy nhiên số cán bộ luân chuyển theo quy hoạch còn ít, thời gian xuống cơ sở chưa được nhiều. Đồng thời với công tác quy hoạch đào tạo là việc thực hiện một số chính sách ưu đãi như thu hút nhân tài; đối với cán bộ công tác miền núi, vùng sâu, vùng xa... Những chính sách đó đã góp phần động viên cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên xét một cách khách quan thì công tác cán bộ ở Thanh Hóa còn không ít những hạn chế. Chẳng hạn việc nghiên cứu và cụ thể hóa văn bản chỉ đạo thực hiện ở một số cấp ủy ngành, đơn vị còn chậm và lúng túng. Một số đơn vị quy định trách nhiệm giữa cấp ủy với chính quyền về công tác cán bộ ở một số đơn vị chưa rõ ràng, cụ thể. Thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh nên khi đánh giá xếp loại cán bộ chưa sát, đúng. Một số đơn vị lại còn nể nang nhau nên kết quả đánh giá không phù hợp mà vẫn phải sử dụng. Chất lượng nguồn quy hoạch chưa cao, có biểu hiện cục bộ, tỉ lệ nguồn cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc ít người còn thấp. Cán bộ cấp huyện còn đào tạo theo hình thức tại chức nhiều, cán bộ chủ chốt cấp xã chưa đủ chuẩn còn chiếm tỉ lệ lớn. Việc luân chuyển cán bộ ở các cấp đặc biệt là huyện xuống xã, cấp sở ban ngành, đoàn thể xuốn cơ sở còn ít, thời gian luân chuyển ngắn... Từ thực tế công tác cán bộ 10 năm qua tỉnh ủy Thanh Hóa đã rút ra những bài học quý báu và đề ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2015 đó là : Đối với cán bộ cấp tỉnh và cấp huyên thuộc diện Ban Thường vụ quản lý về chuyên môn phải 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó có 30% trở lên trên đại học đối với cấp tỉnh, 20% trở lên đối với cấp huyện). 100% có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị trở lên. 100% dưới độ tuổi 50 có trình độ C ngoại ngữ ( đối với cấp tỉnh). Tất cả đều sử dụng thạo vi tính. Đối với cán bộ công chức cấp xã về chuyên môn 100% có trình độ trung cấp trở lên, trong đó 20% có trình độ đại học trở lên, 100% có trình độ trung cấp chính trị trở lên. Để thực hiện mục tiêu đó Tỉnh ủy đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp đó là : Tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác cán bộ; Thực hiện khách quan và hiệu quả về đánh giá cán bộ; Nâng cao chất lượng quy hoạch; Đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Tăng cường kiểm tra giám sát; Tiếp tục bổ sung hoàn thiện chính sách công tác cán bộ; và cuối cùng là thường xuyên chăm lo, xây dựng đội ngũ làm công tác cán bộ.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=357727&co_id=30077