Chiêm ngưỡng tuyệt kỹ của chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh Công an nhân dân

Là một trong những đơn vị non trẻ nhất của lực lượng Công an nhân dân nhưng, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh lại được tham gia nhiều hoạt động lớn của đất nước, phục vụ nhân dân. Trải qua 3 năm hình thành và phát triển, ngày nay Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh đã và đang từng ngày chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cách đây khoảng 3 năm, Đồi Bá Vân-nơi đóng quân huấn luyện của Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh (có diện tích khoảng 7ha, nằm bên cạnh Trung tâm Nghiên cứu chăn nuôi thú ý) còn là những đồi cỏ xanh mướt trải dài vút tầm mắt thế nhưng, bây giờ dưới móng ngựa chạy gần như cả ngày, những ngọn đồi đó đã nhắn thín, thưa cỏ. Đến đây từ sáng tinh mơ đã nghe tiếng các chiến sĩ tập luyện, tiếng ngựa hí, tiếng vó ngựa vang khắp các ngọn đồi.

Hiện tại, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh Công an nhân dân đã có khoảng hơn 100 con ngựa, trong đó có 30 ngựa cái và 4 ngựa đực phục vụ việc phối giống, sinh sản; số ngựa còn lại được dùng cho huấn luyện. Không như cách đây 3 năm, ngựa của Trung đoàn giờ đã to cao, vạm vỡ, bóng bẩy hơn rất nhiều.

Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng, Đoàn trưởng Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh vẫn nhớ mãi những kỷ niệm khi đoàn công tác sang nước bạn nhận ngựa về và cho đến nay, cán bộ chiến sĩ đã nắm vững thuần thục công tác chăm nuôi, huấn luyện.

Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng, Đoàn trưởng Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh vẫn nhớ mãi những kỷ niệm khi đoàn công tác sang nước bạn nhận ngựa về và cho đến nay, cán bộ chiến sĩ đã nắm vững thuần thục công tác chăm nuôi, huấn luyện.

Đội hình kỵ binh chống bạo động của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn trong giờ huấn luyện. Chỉ có chống bạo động ngựa mới được mặc giáp, mặt nạ và các chiến sĩ phải huấn luyện cho ngựa thích nghi với những trang bị đặc thù trên.

Đội hình kỵ binh chống bạo động của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn trong giờ huấn luyện. Chỉ có chống bạo động ngựa mới được mặc giáp, mặt nạ và các chiến sĩ phải huấn luyện cho ngựa thích nghi với những trang bị đặc thù trên.

Hàng ngày, các chiến sĩ sẽ kiểm tra trang thiết bị, khí tài và ngựa của mình. Chăm cho ngựa còn hơn chăm cho bản thân bởi để huấn luyện được một con ngựa thuần thục các động tác, thực hiện tốt các lệnh là cả một thời gian dài, đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt thậm chí của máu của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn.

Hàng ngày, các chiến sĩ sẽ kiểm tra trang thiết bị, khí tài và ngựa của mình. Chăm cho ngựa còn hơn chăm cho bản thân bởi để huấn luyện được một con ngựa thuần thục các động tác, thực hiện tốt các lệnh là cả một thời gian dài, đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt thậm chí của máu của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn.

Thượng úy Nguyễn Anh Vũ, Phó Đội trưởng phụ trách Đội chăn nuôi thú y tắm cho một con ngựa con của Trung đoàn. Mỗi con ngựa đều có giấy khai sinh, giấy theo dõi sức khỏe và mỗi cán bộ chiến sĩ phải tự chăm sóc, thuần hóa và huấn luyện ngựa của mình.

Thượng úy Nguyễn Anh Vũ, Phó Đội trưởng phụ trách Đội chăn nuôi thú y tắm cho một con ngựa con của Trung đoàn. Mỗi con ngựa đều có giấy khai sinh, giấy theo dõi sức khỏe và mỗi cán bộ chiến sĩ phải tự chăm sóc, thuần hóa và huấn luyện ngựa của mình.

Trong công tác huấn luyện chiến đấu, trinh sát thì ngựa sẽ chỉ được trang bị tối thiểu như yên, bàn đạp để vận động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn hơn. Trong ảnh các chiến sĩ của Trung đoàn thực hiện bài huấn luyện bắn đứng đôi trên lưng ngựa.

Trong công tác huấn luyện chiến đấu, trinh sát thì ngựa sẽ chỉ được trang bị tối thiểu như yên, bàn đạp để vận động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn hơn. Trong ảnh các chiến sĩ của Trung đoàn thực hiện bài huấn luyện bắn đứng đôi trên lưng ngựa.

Huấn luyện ngựa vượt chướng ngại vật.

Huấn luyện ngựa vượt chướng ngại vật.

Bài bắn nằm trên lưng ngựa, theo ghi nhận thì đây là bài tập khó, đòi hỏi chiến sĩ và ngựa phải là một. Trước khi bước vào các bài tập với súng, chiến sĩ sẽ tập cho ngựa làm quen với tiếng lên đạn.

Bài bắn nằm trên lưng ngựa, theo ghi nhận thì đây là bài tập khó, đòi hỏi chiến sĩ và ngựa phải là một. Trước khi bước vào các bài tập với súng, chiến sĩ sẽ tập cho ngựa làm quen với tiếng lên đạn.

Thượng sĩ Phạm Trung Tường chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được đứng trong hàng ngũ của Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh Công an nhân dân, mặc dù việc huấn luyện ngựa rất vất vả nhưng mọi người đều cảm thấy xúc động, tự hào khi nhìn thấy ngựa thuần thục các bài tập..."

Thượng sĩ Phạm Trung Tường chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được đứng trong hàng ngũ của Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh Công an nhân dân, mặc dù việc huấn luyện ngựa rất vất vả nhưng mọi người đều cảm thấy xúc động, tự hào khi nhìn thấy ngựa thuần thục các bài tập..."

Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh đã tham gia nhiều hoạt động lớn của đất nước như bảo vệ Sea Games 2022, bảo vệ Đại hội thể dục thể thao Công an nhân dân ở Huế, Lào Cai... và luôn được sự chào đón của nhân dân cả nước.

Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh đã tham gia nhiều hoạt động lớn của đất nước như bảo vệ Sea Games 2022, bảo vệ Đại hội thể dục thể thao Công an nhân dân ở Huế, Lào Cai... và luôn được sự chào đón của nhân dân cả nước.

Thượng sĩ Đỗ Quốc Khánh cùng một chú ngựa thuộc tiểu đội 4, đội huấn luyện. Chú ngựa tuy đã 3 tuổi những tính vẫn còn trẻ con, hay mất tập trung nên Thượng sĩ Khánh phải "thiết quân luật". Hiện Trung đoàn cũng đang làm công tác chuẩn bị cho 10 ngựa con "nhập ngũ" trong thời gian tới.

Thượng sĩ Đỗ Quốc Khánh cùng một chú ngựa thuộc tiểu đội 4, đội huấn luyện. Chú ngựa tuy đã 3 tuổi những tính vẫn còn trẻ con, hay mất tập trung nên Thượng sĩ Khánh phải "thiết quân luật". Hiện Trung đoàn cũng đang làm công tác chuẩn bị cho 10 ngựa con "nhập ngũ" trong thời gian tới.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, được phép của Chính phủ, Bộ Công an đã đầu tư xây dựng Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh, có sự giúp đỡ, hợp tác với nhiều nước trên thế giới đã phát triển về lực lượng kỵ binh.

Mô hình Cảnh sát Cơ động Kỵ binh được Bộ Công an thành lập dựa trên việc học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhiều nước trên thế giới, sử dụng vào rất nhiều việc, liên quan đến bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là chính.

"Trước đây, khi Bộ Công an còn lực lượng Công an vũ trang thì cũng có lực lượng kỵ binh rồi, lúc đó chủ yếu tuần tra biên giới, chưa có đường sá, phải dùng ngựa đi tuần tra. Ngựa thì có thể đi bất kể địa bàn nào, từ miền núi, có đường hay không có đường, đường rừng, mang được nặng...", Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.

Lực lượng kỵ binh sẽ phục vụ các công việc cần thiết, thậm chí trong các nghi thức cấp quốc gia, lễ tân của nhà nước..., tiến tới nghiên cứu sử dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tuần tra kiểm soát.

Ảnh CAND

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chiem-nguong-nhung-chien-ma-cua-trung-doan-canh-sat-co-dong-ky-binh-cong-an-nhan-dan-119230407095558979.htm