Chi phí cho xe ô tô của bạn nên là bao nhiêu?

(NDHMoney) Đã bao giờ gia đình bạn cùng ngồi lại và xem xét khi nào là thời điểm thích hợp để mua một chiếc xe mới mà không tạo ra lỗ hổng ngân sách hay chưa? Nếu gia đình bạn có mức thu nhập khá thì việc dự toán cho chiếc xe mới trong tương lai là hoàn toàn hợp lý.

Dù việc mua xe đối với gia đình bạn chưa phải là vấn đề gấp gáp thì việc lên kế hoạch chuẩn bị để mua một chiếc xe mới vẫn là điều cần thiết. Đó là việc nên suy nghĩ tới trước khi mua xe, gia đình bạn cần một thời gian chuẩn bị khả năng tài chính, tìm hiểu và xem xét nhu cầu của mình là gì. Bởi vậy bạn cũng nên có kế hoạch tiết kiệm, để xây dựng nền tảng tài chính bền vững sẵn sàng cho mục đích của mình. Trung bình mỗi tháng bạn sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu cho xe? Đối với những gia đình trước đây chưa có xe riêng và bây giờ đang chuẩn bị mua xe thì đây là lúc họ nên suy nghĩ tới bài toán chi phí hàng tháng cho xe . Với hy vọng có thể áp dụng được một phương pháp nào đó khả thi, tôi đã tìm thấy một số phương pháp giải quyết dưới đây, nhưng theo tôi thấy những kết quả này không mấy lạc quan. Quy tắc 10% tổng số thu nhập Theo các forum trao đổi về kinh nghiệm mua xe và sử dụng xe ô tô trên mạng, một số người có quan điểm rằng “hầu như mọi người đều biết cách hạn chế các khoản chi phí đi lại như chi phí cho xe cộ, tiền bảo hiểm, tiền bảo dưỡng xe, tiền nhiên liệu cho xe không vượt quá 10% tổng thu nhập của mình”. Một số người khác lại có ý kiến phản đối là “ điều này trên thực tế khó mà thực hiện được”. Bản thân tôi cũng cảm thấy nếu chúng ta giới hạn các chi phí xe không quá 10% tổng thu nhập thì đây quả là một kế hoạch khó thành. Nếu bạn mua xe mà không vay tín dụng đồng thời mức thu nhập của bạn phải từ 50 triệu đồng trở lên thì điều này mới có thể trở thành hiện thực. Ảnh minh họa, nguồn: Internet Với mức thu nhập 50 triệu đồng mỗi tháng thì 10% chi phí cho xe trên tổng thu nhập này sẽ là 60 triệu đồng mỗi năm. Con số này quả là không nhỏ, thậm chí nó có thể còn cao hơn nữa. Nếu như bạn vẫn đắn đo là có nên tiêu tốn một khoản tiền như vậy mỗi năm hay không thì hãy tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè trước khi ra quyết định mua xe. Quy tắc tổng số nợ không vượt quá 36% tổng thu nhập Báo cáo tiêu dùng đã chỉ ra một sự khác biệt trên vấn đề này. Tất cả các khoản nợ như tiền thế chấp, các chi phí cho xe, thẻ tín dụng, hay bất kỳ các khoản nợ trả góp nào không nên quá 36% trên mức tổng thu nhập hàng tháng. Các chi phí tiền nhà luôn khiến chúng ta căng thẳng. Tổng chi phí các khoản sinh hoạt như tiền điện, tiền nước, gas và thực phẩm không nên để vượt quá 27% trên tổng thu nhập cá nhân. Trong đó, tiền thuê nhà chiếm 25% trên tổng thu nhập, và các tiện nghi khác chiếm 2%. Nếu bạn tiết kiệm đi khoản chi phí tiện nghi trong nhà thì còn lại 12% trên tổng thu nhập cá nhân cho các khoản phải thanh toán khác, con số này so với mức 10% thì chỉ dôi ra được 2%, liệu có đủ để bạn chi phí các khoản phát sinh khác? Bởi vậy, bạn hãy cố gắng ổn định chỗ ở rồi mới nghĩ tới chuyện sắm ô tô vì nếu bạn phải trả tiền thuê nhà thì ngân sách dành cho chiếc xe hơi của bạn sẽ bị thâm hụt. Cuộc sống thực tế Hãy quên đi những phương pháp giải quyết trên, trừ khi bạn có thể tìm được cho mình một phương pháp nào đó phù hợp để áp dụng. Một người bạn của tôi có thể lấy làm ví dụ. Tiền thuê nhà của anh ấy chiếm 22.4% trên tổng thu nhập cá nhân, anh ấy không có bất cứ một khoản nợ phải trả nào, bởi vậy anh ấy có thể linh động nhiều hơn những người khác. Nếu anh ấy áp dụng quy tắc 36% thì anh ấy còn lại 13.6% trên tổng thu nhập cá nhân để thực hiện kế hoạch của mình. Với anh ấy khoản tiền 13.6% trên tổng thu nhập có thể là đủ, tuy nhiên theo quan điểm tôi thì quy tắc 36% với nhiều người cũng khó mà đạt được bởi hầu hết mọi người không giống như bạn tôi, ngoài khoản chi phí tiền nhà họ còn phải thanh toán khoản nợ khác. Nhiều người phải chịu mức chi phí tiền nhà trên tổng thu nhập cao hơn 25%.

Nguồn NDH: http://ndhmoney.vn/web/guest/tai-chinh-ca-nhan/ngan-sach-gia-dinh/hanh-trang-gia-dinh/view/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/410751?_journal_content_INSTANCE_6Fvc_version=1.0