“Chảy máu" cổ vật: Báo động đỏ!

Ông Khánh cho biết: “Khi nhận được tin Cty Xuân Trường xúc được trống đồng cổ lẫn trong đất đá, lãnh đạo tỉnh đã kiểm tra, nhưng hiện vật không còn.

KTNT - Do công tác bảo vệ, duy trì giá trị của cổ vật, di tích còn khá nhiều bất cập nên nhiều cổ vật vô giá đã không cánh mà bay. Bí ẩn chiếc trống đồng cổ Cách đây hơn 1 năm, vào cuối tháng 4/2009, trong khi đổ đất để làm cốt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, anh Lê Công Dũng, lái xe của Công ty TNHH Xuân Trường, đã phát hiện một chiếc trống đồng cổ, to bằng mâm cơm, cao khoảng 60-70cm, có họa tiết, hoa văn tinh xảo. Nhận được thông tin, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Nam đã cử cán bộ xuống xác minh hiện trường khai thác đất và những người có liên quan. Tuy nhiên, khi đến nơi thì chiếc trống đã được Đội trưởng đội xe chuyên chở đất tại công trường khai thác đất thôn Lời 2, xã Thanh Hương (Thanh Liêm) là Đinh Thế Kỷ chuyển về trụ sở của Công ty TNHH Xuân Trường tại tỉnh Ninh Bình. Ông Thường chỉ chỗ đào được trống đồng cổ. Từ đó cho đến nay, sự việc không được ai nhắc đến và cũng không biết chiếc trống đồng này hiện do ai quản lý. Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Mai Khánh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Nam cho biết: “Khi nhận được tin Công ty TNHH Xuân Trường xúc được trống đồng cổ lẫn trong đất đá, lãnh đạo tỉnh đã xuống kiểm tra nhưng rất tiếc không còn hiện vật. Người dân phản ánh là doanh nghiệp đã đưa về Ninh Bình. Sau đó, chúng tôi đã vào Ninh Bình làm việc với doanh nghiệp Xuân Trường nhưng giám đốc doanh nghiệp này cam kết là không có trống đồng cổ nào cả”. Tìm về thôn Lời 2 (xã Thanh Hương), chúng tôi được ông Nguyễn Mạnh Thường, Bí thư Chi bộ thôn dẫn ra chỉ nơi tìm thấy trống đồng cổ. ông Thường nói: “Khi nghe tin máy xúc của doanh nghiệp đào được trống đồng cổ, tôi chạy ra nhưng lái xe đã nhanh chóng cho hết vào bao tải và mang lên xe chở đi”. Nhiều cổ vật không cánh mà bay! Nhiều cơ quan quản lý văn hóa đều thừa nhận, nạn buôn bán trái phép tài sản văn hóa đã ở mức báo động. Điển hình là các vụ chùa Tây Phương (Hà Nội) bị mất cắp tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ mít; đình Ninh Xá, chùa La Dương, đình Ba Nhà (Hà Nội) mất đồ thờ; chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) mất tượng; chùa Ngô Xá (Nam Định) mất đầu tượng Phật thời Lý bằng đá... Song song với việc cổ vật bị trộm cắp thì nạn đào bới trái phép các di chỉ khảo cổ như văn hóa óc Eo (An Giang), di chỉ làng Vạc (Nghệ An), di chỉ Cát Tiên (Lâm Đồng), mộ cổ Đống Thếch (Hòa Bình), Chu Đậu (Hải Dương)... cũng diễn ra tràn lan. Đáng nói là các giải pháp chống “chảy máu” cổ vật từ các cấp quản lý chưa mấy hiệu quả. ông Nguyễn Văn Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nhận định: “Sở dĩ việc xuất khẩu, mua bán trái phép cổ vật tràn lan là do chúng ta bị vướng mắc về cơ chế chính sách và thiếu những quy định liên ngành”. Thiết nghĩ, để bảo tồn và gìn giữ những cổ vật vô giá cho muôn đời sau không chỉ cần quy định, chế tài trong các văn bản pháp luật mà còn cần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa cũng như ý thức của người dân. Duy Phong

Nguồn KTNT: http://kinhtenongthon.com.vn/story/xahoi/2010/9/25104.html