Châu Á sẽ ra sao dưới thời Donald Trump?

Chính sách “xoay trục châu Á” của Tổng thống Obama – cam kết chú ý nhiều hơn đến châu lục lớn nhất và đang phát triển nhất thế giới – đang bị đe dọa.

Trong nhiều thập kỷ, đại chiến lược của nước Mỹ là xây dựng ba trụ cột: mở cửa thương mại và thịnh vượng sẽ đến từ đó; những đồng minh mạnh mẽ chính thức và không chính thức, từ Nhật đến Úc và Singapore; nâng cao các giá trị dân chủ. Không rõ là ông Donald Trump, tổng thống mới đắc cử của nước Mỹ sẽ quan tâm đến vấn đề nào. Nhưng rõ ràng chiến thắng của ông Trump giống như một cơn gió lớn ảnh hưởng đến quyền lực và uy tín của Mỹ tại châu Á.

Về thương mại, trong nhiều năm chính quyền Obama cố gắng thúc đẩy hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước giống như một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn vàng. Đề xuất này chưa bao dễ dàng tại Mỹ nhưng ít ra vẫn có hy vong được quốc hội của Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama thông qua. Nhưng hiện giờ khả năng này không có khả năng xảy ra: các nhà lập pháp rất nhảy cảm với tâm lý quốc gia dù những người ủng hộ ông Trump bỏ phiếu thông qua, đó không còn là thỏa thuận thương mại với châu Á.

Quả thực, ông Trump đe dọa một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất với Mỹ, khi cam kết áp thuế trừng phạt 45% với hàng hóa Trung Quốc. Dù nước Mỹ có thể là nạn nhân lớn nhất của cuộc chiến này, nhưng cũng đủ để làm chao đảo mạng lưới sản xuất trải khắp châu Á, lấy đi việc làm và giáng đòn mạnh vào lòng tin.

Nhà kinh tế duy nhất trong số cố vấn kinh tế của ông Trump (còn lại là thương gia) là Peter Navarro, người tranh cãi rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc sản xuất của Mỹ chuyển ra nước ngoài. Ông nhận thấy mất cân bằng thương mại chính là vấn đề kinh tế hàng đầu trên thế giới và cho rằng nguyên nhân chính do sự thao túng tiền tệ mà Trung Quốc là ví dụ điển hình. Những tư tưởng như vậy có thể vẫn còn nằm ngoài trào lưu nhưng có thể ông Navarro có thể sẽ cân nhắc vấn đề này trong chính quyền sắp tới.

Ông Trump nói rằng sẽ rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris cũng như hủy bỏ thỏa thuận biến đổi khí hậu với Trung Quốc – một trong số ít điểm sáng của quan hệ Trung – Mỹ. Ông cũng gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ nhưng hệ quả duy nhất của việc này là nước Mỹ sẽ phải bắt tay với Trung Quốc trong những cuộc đàm phán về tỷ giá – vốn không có tác động thực tế nào. Ông Trump cũng đe dọa sẽ mở những vụ kiện thương mại ở cả trong nước và Tổ chức thương mại thế giới đồng thời “sử dụng mọi quyền lực pháp lý của tổng thống để xử lý những tranh cãi thương mại nếu Trung Quốc không ngừng những hành động bất hợp pháp”. Luật của nước Mỹ cho phép tổng thống đơn phương ban hành thuế - nhưng chỉ tối đa 15% và trong vòng 150 ngày.

Chính sách “xoay trục châu Á” của Tổng thống Obama – cam kết chú ý nhiều hơn đến châu lục lớn nhất và đang phát triển nhất thế giới – đang bị đe dọa. Ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ hiện giờ nên là tái khẳng định việc những người bạn châu Á của Mỹ tiếp tục được cam kết; bắt tay với Trung Quốc trong nhưng vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, các hiệp định song phương; cùng liên kết với các nhóm quốc gia có thể đẩy lùi sự cứng rắn của Trung Quốc; và sẵn sàng gây sức ép lớn hơn với Trung Quốc – thông qua trừng phạt các doanh nghiệp và ngân hàng Trung Quốc đang hợp tác với Bắc Triều Tiên – nếu Trung Quốc không tự hành động để ngăn cản nước láng giềng đang tìm cách thúc đẩy phát triển hạt nhân nhanh hơn dự đoán. Hillary Clinton hiểu những thách thức này nên bà đã chuẩn bị một đội ngũ chuyên gia về châu Á nếu thắng cuộc.

Trái lại, ông Trump không hiểu về vấn đề này. Không rõ ai sẽ đồng ý trở thành chuyên gia về châu Á trong chính quyền mới – gần như toàn bộ thành viên đảng Cộng hòa gốc Á đều không chấp nhận ông. Cuộc bầu cử này sẽ làm chao đảo nội các Nhật Bản, đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Á. Trong những chiến dịch tranh cử, ông Trump đều cáo buộc Nhật Bản hưởng lợi miễn phí từ các cam kết an ninh của Mỹ cũng như gợi ý Nhật và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân riêng hơn là núp dưới sự bảo vệ của nước Mỹ. Việc ông Trump chối bỏ sự ủng hộ của Mỹ cũng như hủy bỏ những đội tàu tuần tra tại châu Á sẽ mang đến rủi ro khiến Trung Quốc cứng rắn hơn – trong những vấn đề như Biển Đông.

Theo một số nhà phân tích, Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để thể hiện quan điểm tại các vùng lãnh thổ tranh chấp. Báo chí Trung Quốc còn nhận định thắng lợi của ông Trump sẽ khiến Mỹ và phương Tây bị ảnh hướng lớn hơn so với tác động đến Trung Quốc

Nguồn NDH: http://ndh.vn/chau-a-se-ra-sao-duoi-thoi-donald-trump--20161110090218595p145c151.news