Chân dung những nữ nhân thay đổi thế giới bằng nghiên cứu 'khủng'

Không chỉ đàn ông, những nữ khoa học dưới đây cũng có khả năng làm thay đổi thế giới nhờ những nghiên cứu vượt bậc, góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học.

Ada King (1815 - 1852) là nữ khoa học đã nghiên cứu và đề xuất công cụ phân tích. Trong khi dịch và tìm hiểu dữ liệu về công cụ phân tích, bà đã viết ra các thuật toán đầu tiên - được coi như là một chương trình máy tính sau này.

Ada King (1815 - 1852) là nữ khoa học đã nghiên cứu và đề xuất công cụ phân tích. Trong khi dịch và tìm hiểu dữ liệu về công cụ phân tích, bà đã viết ra các thuật toán đầu tiên - được coi như là một chương trình máy tính sau này.

Mary Anning (1799 - 1847) là người khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs hay thằn lằn bay vào khoảng năm 1809 - 1829. Những đóng góp của Mary đã giúp giải quyết nhiều tranh cãi về sự tuyệt chủng và trở thành ý tưởng sáng lập ra lĩnh vực cổ sinh vật học.

Mary Anning (1799 - 1847) là người khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs hay thằn lằn bay vào khoảng năm 1809 - 1829. Những đóng góp của Mary đã giúp giải quyết nhiều tranh cãi về sự tuyệt chủng và trở thành ý tưởng sáng lập ra lĩnh vực cổ sinh vật học.

Dorothy Hodgkin (1910 - 1994) là người phát hiện ra cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.

Dorothy Hodgkin (1910 - 1994) là người phát hiện ra cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.

Jocelyn Bell Burnell là người đầu tiên quan sát, phân tích các ẩn tinh, sóng tàn dư của những ngôi sao lớn. Tên của bà và cộng sự xuất hiện trên nhiều ấn phẩm học thuật.

Jocelyn Bell Burnell là người đầu tiên quan sát, phân tích các ẩn tinh, sóng tàn dư của những ngôi sao lớn. Tên của bà và cộng sự xuất hiện trên nhiều ấn phẩm học thuật.

Rosalind Franklin là người đầu tiên chụp ảnh cấu trúc ADN thông qua quá trình nhiễu xạ tia X. Những bức ảnh ADN của Franklin bị sử dụng khi chưa được bà cho phép. Năm 1953, Francis Crick và James Watson công bố loạt ảnh trên ấn bản của tạp chí Nature, nhưng chỉ chú thích tên Franklin ở cuối trang.

Rosalind Franklin là người đầu tiên chụp ảnh cấu trúc ADN thông qua quá trình nhiễu xạ tia X. Những bức ảnh ADN của Franklin bị sử dụng khi chưa được bà cho phép. Năm 1953, Francis Crick và James Watson công bố loạt ảnh trên ấn bản của tạp chí Nature, nhưng chỉ chú thích tên Franklin ở cuối trang.

Lise Meitner là người khám phá hiện tượng phân rã hạt nhân, nghiên cứu cho phép chế tạo quả bom nguyên tử sau này. Meitner cũng có công phát hiện, bổ sung thêm một nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, đó là nguyên tố meitneri (Mt), mang số hiệu nguyên tử 109.

Lise Meitner là người khám phá hiện tượng phân rã hạt nhân, nghiên cứu cho phép chế tạo quả bom nguyên tử sau này. Meitner cũng có công phát hiện, bổ sung thêm một nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, đó là nguyên tố meitneri (Mt), mang số hiệu nguyên tử 109.

Cecilia Payne-Gaposchkin là người đầu tiên nhận học vị tiến sĩ vật lý thiên văn khi giải thích ngôi sao có cấu tạo từ hydro và heli. Luận án của Payne được đánh giá là "luận án tiến sĩ xuất sắc nhất từng được viết trong lĩnh vực thiên văn học". Tuy nhiên, phải mất 5 năm sau đó khám phá của bà mới được chấp nhận rộng rãi

Cecilia Payne-Gaposchkin là người đầu tiên nhận học vị tiến sĩ vật lý thiên văn khi giải thích ngôi sao có cấu tạo từ hydro và heli. Luận án của Payne được đánh giá là "luận án tiến sĩ xuất sắc nhất từng được viết trong lĩnh vực thiên văn học". Tuy nhiên, phải mất 5 năm sau đó khám phá của bà mới được chấp nhận rộng rãi

Nettie Stevens là người đầu tiên khám phá tầm quan trọng của nhiễm sắc thể Y trong việc xác định giới tính của một loài nhất định. Giới khoa học trước đó cho rằng, mẹ và các yếu tố môi trường xác định giới tính của một người.

Nettie Stevens là người đầu tiên khám phá tầm quan trọng của nhiễm sắc thể Y trong việc xác định giới tính của một loài nhất định. Giới khoa học trước đó cho rằng, mẹ và các yếu tố môi trường xác định giới tính của một người.

Irene Curie-Joliot là con gái của nhà khoa học Marie Curie đã theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học từ cha mẹ. Theo đó, Irene Curie-Joliot từng nhận giải Nobel về hóa học vào năm 1935.

Irene Curie-Joliot là con gái của nhà khoa học Marie Curie đã theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học từ cha mẹ. Theo đó, Irene Curie-Joliot từng nhận giải Nobel về hóa học vào năm 1935.

Jane Goodall được biết đến với tên gọi "hiệp sĩ rừng xanh" khi dành cả tuổi thanh xuân của mình để nghiên cứu về loài tinh tinh. Bà dành hơn 50 năm sống trong rừng với tinh tinh trong những cánh rừng nguyên sinh ở châu Phi.

Jane Goodall được biết đến với tên gọi "hiệp sĩ rừng xanh" khi dành cả tuổi thanh xuân của mình để nghiên cứu về loài tinh tinh. Bà dành hơn 50 năm sống trong rừng với tinh tinh trong những cánh rừng nguyên sinh ở châu Phi.

Barbara McClintock là người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ vinh dự được nhận giải Nobel Sinh học. Bà đã có nghiên cứu mang tính đột phá về bộ gene cây ngô. Theo bà McClintock, bộ gene của ngô không phải cố định. Nó có rất nhiều sự thay đổi qua các đời khác nhau, trong đó chưa kể đến các đột biến.

Barbara McClintock là người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ vinh dự được nhận giải Nobel Sinh học. Bà đã có nghiên cứu mang tính đột phá về bộ gene cây ngô. Theo bà McClintock, bộ gene của ngô không phải cố định. Nó có rất nhiều sự thay đổi qua các đời khác nhau, trong đó chưa kể đến các đột biến.

Maria Mitchell (1818 - 1889) là nhà nữ thiên văn học tài năng người Mỹ. Với những đóng góp của mình, năm 1848, bà được vua Frederick VII (Đan Mạch) trao tặng huân chương vàng có khắc dòng chữ "Non Frustra Signorum Obitus Speculamur et Ortus", nghĩa là "Quan sát những vì sao mọc rồi lặn không phải là điều vô nghĩa".

Maria Mitchell (1818 - 1889) là nhà nữ thiên văn học tài năng người Mỹ. Với những đóng góp của mình, năm 1848, bà được vua Frederick VII (Đan Mạch) trao tặng huân chương vàng có khắc dòng chữ "Non Frustra Signorum Obitus Speculamur et Ortus", nghĩa là "Quan sát những vì sao mọc rồi lặn không phải là điều vô nghĩa".

Mời các bạn xem video: Đại hội toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nguồn: Nhân Dân

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/chan-dung-nhung-nu-nhan-thay-doi-the-gioi-bang-nghien-cuu-khung-1560946.html