Chàm tăng sừng: Căn bệnh khó trị

Theo như lời kể, đây là những triệu chứng bị chàm tăng sừng. Vì là bệnh mãn tính nên sẽ tái đi tái lại, khó điều trị hết một cách triệt để. Chàm là một bệnh dị ứng, người mắc bệnh chỉ có thể khỏi bệnh hoàn toàn khi không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tác nhân gây dị ứng có thể đó là thức ăn, các chất tẩy rửa sử dụng trong nhà hoặc cũng có thể là giày dép, vật dụng đang dùng…

Tôi 49 tuổi và mắc bệnh ngoài da gần 10 năm. Bệnh có những biểu hiện: hai bên gót chân dày và cứng, đóng vảy vào mùa lạnh, kể cả 2 khuỷu tay. Bệnh kèm theo ngứa, nhất là bên khớp cuối ngón út bàn tay phải, thường bị ngứa và bong vảy. Các đầu ngón chân bị khô và tróc vảy mỗi khi thời tiết hanh khô, Tôi đã chữa rất nhiều thuốc Đông - Tây y, nhưng không khỏi. Bác sĩ xác định bệnh của tôi là chàm mãn tính và cho thuốc bôi dạng cream Diprodalic và kèm vitamin A, D, C kết hợp với histamin chống ngứa. Thầy thuốc Đông y thì chẩn đoán là bệnh á sừng. Xin tư vấn giúp tôi điều trị bệnh này. S. Mai (suumai…@gdt.gov.vn) Tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh (Phòng khám và tư vấn sức khỏe báo Sài Gòn Tiếp Thị) Đối với vùng gót chân và các khớp, chàm tăng sừng do vùng da bị tì đè thường xuyên, Vì thế, người bệnh nên tìm cách hạn chế sự đè ép ở các vùng tổn thương này như: không đứng quá lâu, chống khuỷu... Hiện tại song song với các loại thuốc uống, người bị chàm tăng sừng nên chăm sóc những vùng da tổn thương, bằng cách: - Đối với bàn chân: Không nên đi chân đất và tránh cào gãi. không ngâm chân lâu trong nước. Cần giữ cho khô ráo thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với xà bông và các chất tẩy rửa. Những vùng da bị dày lên, có thể sử dụng các loại làm bạt sừng như: salixylee 10%, các vùng da khô bong vẩy thì dùng các loại crème giữ ẩm như Eusoftyl hoặc ellgy plus... Nếu có những đợt da bị tiết dịch thì nên dùng các loại thuốc nước để bôi như milian. - Đối với khuỷu và bàn tay: Nếu da dày sừng nhiều, cũng có thể dùng salixylee 10% để bạt sừng. Bôi kem giữ ẩm da, tránh ngâm tay trong nước, đeo bao tay khi giặt quần áo hoặc rửa chén. Ngoài ra, Người bị chàm tăng sừng cần cân đối bữa ăn cho đầy đủ rau củ và chất xơ, không để bị táo bón, uống trên 2 lít nước mỗi ngày. Quan trọng nhất là tránh những thực phẩm mà cơ thể bạn dị ứng. SGTTO Bạn đọc có những thắc mắc liên quan đến sức khỏe, hãy gửi email về online@sgtt.com.vn. Các bác sĩ của SGTT sẽ giải đáp giúp bạn.

Nguồn SGTT: http://www.sgtt.com.vn/detail31.aspx?columnid=31&fld=htmg/2010/0304/63684&newsid=63684