“Cày” đồ án thuê, cách kiếm tiền gian dối

Sinh viên có hàng trăm cách để kiếm tiền mưu sinh, và trong thời gian gần đây khi tình trạng "học giả, bằng thật" xuất hiện trong một số bộ phận người đi học, một số sinh viên đã tìm đến với nghề làm đồ án thuê, bất chấp việc bị xã hội lên án.

Dễ như mua rau Trong vai một người đi thuê làm đồ án, tôi liên hệ được với một nhóm người tự giới thiệu là sinh viên Trường ĐH C.N, chuyên nhận làm thuê đồ án. Căn phòng trọ xập xệ ở cuối thôn Tu Hoàng (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm) được coi là "trụ sở" làm việc, cũng như điểm giao dịch của nhóm sinh viên này. Trước khi đi, người giới thiệu "quảng cáo": "Tụi ấy làm đồ án nhanh và "chuyên nghiệp". Nếu anh cần gấp, trong vòng 1 ngày là tụi nó có thể giao "hàng"". 9h sáng nhưng cửa phòng vẫn im ỉm đóng. Phải đập cửa một lúc lâu mới thấy một thanh niên quần đùi, áo may ô mắt nhắm mắt mở, chân chệch choạc bước ra mở cửa. Với giọng còn ngái ngủ, cậu tự giới thiệu tên N.V. L., là sinh viên năm cuối ĐH C.N. Cậu giải thích: "Hôm nay đến hẹn giao "hàng" cho khách nên bọn em phải cày từ tối qua đến tận hơn 5h sáng nay mới xong. Hơn 1 tiếng nữa khách đến lấy". Trong căn rộng khoảng 20m2 kê một chiếc giường ngủ và dãy bàn đặt 5 chiếc máy tính. Sau một vài câu chuyện xã giao, L vào đề : "Ông anh học trường nào, ngành gì? Muốn làm đồ án môn gì, thời gian bao lâu? Bọn em làm đảm bảo chất lượng và giao hàng đúng hẹn". Tôi lấy cớ là vừa học hệ tại chức vừa đi làm, không có thời gian tự làm đồ án nên mới phải đi thuê. L. cười: "Có gì mà ngại. Khách của bọn em hầu hết là những người như các bác. Họ có tiền nhưng không có thời gian, còn bọn em thì ngược lại". L. ra giá 1 triệu đồng cho một bản vẽ đồ án môn Thiết kế chi tiết máy, thời hạn 3 ngày sau giao "hàng". Thấy tôi chê đắt, cậu giải thích: "Đó là giá "hữu nghị" nhất rồi. Hơn nữa, tại bác đặt hàng gấp quá nên bọn em phải gác tất cả các đồ án khác để tập trung làm". Lướt qua một số trang web rao vặt, thấy hàng ngàn thông tin quảng cáo về các "trung tâm", cá nhân nhận làm thuê đồ án. Liên hệ với một số điện thoại nhận làm đồ án thuê đăng trên mạng, chúng tôi hẹn nhau gặp mặt để kí "hợp đồng" tại một quán trà đá trên đường Giải Phóng (đoạn gần Đại học Bách khoa Hà Nội). Người đến gặp tôi tự xưng tên Hưng, quê Thái Bình, sinh viên năm cuối ĐH B.K. Cậu được coi là "nhân viên maketting" của nhóm. Hưng nói thẳng vào câu chuyện: "Anh cứ nói đề tài, thời gian giao, "trung tâm" bọn em đảm bảo uy tín và chất lượng. Nếu đồ án bị điểm dưới 5, anh cứ mang đồ án quay trở lại đây bọn em hoàn lại tiền". Hưng khẳng định: "Hơn 2 năm trong nghề, chưa có trường hợp nào không hài lòng về chất lượng đồ án mà bọn em làm. Trung tâm bọn em cũng chưa từng "bó tay" trước bất kỳ đồ án nào khách đặt". Vẫn cái đồ án môn Thiết kế chi tiết máy mà tôi đã hỏi L. hôm trước, Hưng quả quyết ra giá 1,3 triệu đồng. Thấy tôi chê đắt, Hưng đổi giọng: "Cái nghề này của bọn em cũng vất vả lắm anh à. Nếu muốn làm xong cái đồ án này của anh, bọn em thay nhau thức đêm để "cày" trong 3 ngày. Anh tính xem, số tiền ấy chia cho 7 người thì mỗi người được mấy đâu. Nếu anh đồng ý thì đặt cọc trước cho bọn em nửa tiền". Nhộn nhịp "chợ đồ án" Hưng kể, cậu vào "nghề" sau khi được một số "đàn anh" khóa trên rủ rê đi làm đồ án kiếm tiền. Ngày đầu vào học việc, cậu chỉ làm chân "điếu đóm", phục vụ cho mấy anh đã "lành nghề". Đến bây giờ, vẽ một bản đồ án cuối kỳ, đồ án tốt nghiệp đối với Hưng "chỉ đơn giản như làm một bài tập nhỏ". Nhóm của cậu gồm 7 thành viên, học nhiều khoa trong trường ĐH B.K, mỗi người đảm nhiệm một chuyên ngành riêng. Được biết, trừ tất cả các chi phí, mỗi tháng mỗi người trong nhóm cũng "đút túi" trên dưới 2 triệu đồng. "Từ khi vào "nghề", em không còn phải xin tiền gia đình như trước nữa", cậu nói. Trong một "lò" vẽ đồ án thuê. Hưng cho biết, dịch vụ làm đồ án thuê đã xuất hiện khoảng hơn 3 năm nay. "Có cầu ắt có cung mà anh", Hưng tỏ vẻ sành sỏi. Theo cậu, tháng 6 - 7 hàng năm - thời điểm sinh viên các trường chuẩn bị tốt nghiệp được coi là "mùa hốt tiền" của đội quân làm đồ án thuê. "Có năm có hàng trăm "đơn đặt hàng", tụi em chỉ lựa chọn những "hợp đồng" nào ngon ăn nhất để làm", Hưng kể. Theo Hưng, hiện nay không chỉ có các trường thuộc ngành tự nhiên như xây dựng, kiến trúc, giao thông... có dịch vụ làm thuê đồ án mà các ngành thuộc khối xã hội cũng có tình trạng làm thuê tiểu luận, luận văn, luận án... Tuy nhiên, giá làm thuê tiểu luận, luận văn khối xã hội rẻ hơn rất nhiều so với làm đồ án ở các chuyên ngành kỹ thuật. Việc buôn bán luận văn, luận án này thường được "môi giới" ở một số quán photocopy. Quay trở lại "trung tâm" của L, cậu cũng xác nhận những thông tin như Hưng đã nói. L. "quảng cáo" đã từng nhận được cả chục "hợp đồng" làm đồ án tốt nghiệp trị giá đến gần chục triệu mỗi lần, những đồ án có giá 5 triệu trở xuống thì không nhớ xuể. L. "đe": "Chưa đến "mùa" làm đồ án ở các trường nên em mới lấy giá ấy thôi. Đến thời gian sinh viên các trường sắp thi tốt nghiệp mà anh đến đặt làm, cũng đồ án như thế này nhưng giá cao gấp 3 lần đấy", L. nói thêm. Hệ lụy "bằng thật, tri thức giả" Nguyễn Văn Tuấn, sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Xây dựng nhận định: "Có bản vẽ đồ án bọn em vẽ cả tháng mới hoàn thành nhưng những sinh viên làm đồ án thuê thì chỉ cần 3 - 5 ngày. Họ vẽ nhiều đồ án, quen tay nên thao tác rất nhanh và chuyên nghiệp. Họ "nghề" đến nỗi chỉ cần nhìn qua đề bài, môn học đã hình dung ra cách vẽ rồi". Lý giải việc này, Bùi Văn Vinh, sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong máy tính của những sinh viên nhận "cày" đồ án thuê có hàng trăm bản vẽ thiết kế sẵn mà họ sưu tầm được trước đó. Khi có "đơn" đặt hàng, họ tính toán rồi vẽ những phần chính. Những phần phụ còn lại, họ scan từ những bản vẽ có sẵn nên việc vẽ đồ án rất nhanh. Có khi chỉ một buổi sáng họ đã vẽ xong một bản thiết kế hoàn chỉnh có giá tiền triệu. Giới sinh viên gọi nghề làm đồ án thuê là nghề "bán rẻ" chất xám. Hầu hết mọi người đều lên án, phản đối "dịch vụ" này. Nhiều bạn sinh viên lên tiếng bất bình vì những bản đồ án mà họ phải cày ngày cày đêm hàng tháng trời điểm không cao bằng những bản vẽ đi thuê của những sinh viên lười học nhưng nhiều tiền. Nguyễn Thị Hoa, sinh viên trường Đại học Kiến trúc bức xúc: "Nếu tình trạng này tiếp diễn thì một bộ phận. Nguyễn Văn

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com.vn/story.aspx?id=6279&lang=vn&zone=6&zoneparent=0