Cây cảnh hội tụ tại hoàng thành Thăng Long

Hôm nay (20/1), tại trung tâm hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã khai mạc triển lãm “cây cảnh nghệ thuật và hoa mừng Đảng, mừng xuân".

Đây là hoạt động văn hóa do Hội nghệ thuật cây cảnh Thăng Long và hội di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội tổ chức nhằm kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 1/2/2013) và mừng Xuân Quý Tỵ 2013.

Trong khuôn khổ triển lãm “cây cảnh nghệ thuật và hoa - mừng Đảng, mừng xuân”, còn diễn ra một số hoạt động như giao lưu về hoa xuân và cây ăn quả đặc sản Tết, giới thiệu thư pháp, trao đổi về kỹ thuật tạo thế cây cảnh, tọa đàm chủ đề: “Cây cảnh nghệ thuật – truyền thống, di sản và phát triển” cùng với giới thiệu văn nghệ dân gian như, ca trù, hát văn, hát xẩm.

Khuôn viên hoàng thành Thăng Long trở thành nơi trưng bày triển lãm. Cuộc triển lãm có quy mô lớn và đa dạng về thể loại với sự tham gia của 20 tỉnh, thành phố như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nam, TP. Hồ Chí Minh…

Riêng Hà Nội có 26 đơn vị quận, huyện và 12 nhà vườn tham gia. Triển lãm giới thiệu 1.500 tác phẩm cây cảnh trên diện tích trưng bày khoảng 4.000m2.

Nhiều cây cảnh có giá trị được giới thiệu tại triễn lãm.

Ông Thủy, chi hội cây cảnh TP Hà Nội năm nào cũng có cây trưng bày tại triển lãm. Ông cho biết, ngoài số cây cảnh được trưng bày tại triễn lãm. Khuôn viên nhà riêng rộng 500m2 tại Đông Ngạc, Từ Liêm cũng tràn ngập cây xanh.

Trong ảnh là cây Si mang tên Siêu phong của tác giả Nguyễn Văn Thiệu đến từ Đan Phượng.

Ông Trịnh Cơ đạp xe từ Cự Đà, Thanh Oai lên hoàng thành Thăng Long xem triển lãm. Khoảng cách hơn 20km không làm ông nản chí lên hoàng thành ngắm cây cảnh.

Nhiều thành viên thuộc chi hội cây cảnh các tỉnh cũng góp mặt. Hầu hết cây cảnh có giá cao. Những cây xanh độc có giá tiền tỷ.

Đây còn là nơi hàn huyên chuyện của những người bạn già.

Cây Si trực huyền của tác giả Ngọc Dũng thuộc hội cây cảnh Thăng Long.

Cây Sanh mang tên Dáng cây đa giếng nước sân đình của tác giả Nguyễn Văn Trọng, địa chỉ Đan Phượng, Hà Nội.

Cây Đề mang tên Quý Tỵ của tác giả Nguyễn Văn Nhận, địa chỉ Sơn Tây, Hà Nội.

Tác phẩm Sám trực siêu của tác giả Trần Phúc Trình.

Tại triển lãm cây cảnh chủ yếu là cây sanh, ông Đào (trái) thuộc hội cây cảnh Thăng Long cho biết, những cây sanh có giá trị rất lớn. Để trồng được cây sanh có "tư thế" đẹp đòi hỏi người chăm sóc phải có kỹ thuật.

Cây cảnh được nhiều người cao tuổi chú ý.

Cây chuối của tác giả Bùi Quang Minh thuộc hội cây cảnh Thăng Long tại triển lãm.

Lê Hiếu

Theo Infonet

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/xa-hoi/cay-canh-hoi-tu-tai-hoang-thanh-thanglong/a298219.html