Cầu vượt bắc qua sông Hương hơn 2.000 tỷ đang dần hình thành

Với thông điệp về sự trường tồn của vùng đất Cố đô linh thiêng, hài hòa với danh lam thắng cảnh, di sản và Văn hóa Huế, dự án đường Nguyễn Hoàng và Cầu vượt qua sông Hương là một trong những yếu tố góp phần phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ và cải thiện, nâng cao đời sống dân sinh.

Được khởi công vào tháng 12/2022, cầu vượt Nguyễn Hoàng thuộc Dự án cầu vượt bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng, có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn một hơn 1.855 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương, thời gian thực hiện 4 năm.

Cầu vượt Nguyễn Hoàng thuộc Dự án cầu vượt bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỉ đồng.

Cầu vượt Nguyễn Hoàng thuộc Dự án cầu vượt bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỉ đồng.

Dự án Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương thuộc tuyến đường vành đai 3 - là trục giao thông chính, xuyên tâm vào thành phố, kết nối liên thông 02 đô thị vệ tinh là thị xã Hương Trà – Hương Thủy với thành phố Huế. Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt, được chọn lọc qua nhiều đợt thi tuyển, với ý tưởng kiến trúc độc đáo dạng vòm biểu tượng Hạc chầu Thiên Mụ, mang theo thông điệp về sự trường tồn của vùng đất Cố đô linh thiêng; hài hòa với danh lam thắng cảnh, di sản và Văn hóa Huế.

Quy mô cầu vượt có chiều dài khoảng 380m, cầu vòm thép gồm 5 nhịp dầm, chiều rộng 43m. Điểm đầu tại khu vực nút giao đường Kim Long - Nguyễn Phúc Nguyên - Nguyễn Hoàng; điểm cuối tại khu vực nút giao đường Bùi Thị Xuân.

Sau hơn 14 tháng thi công, đến nay công trình đã dần lộ diện khi hai bờ sông đã được kết nối.

Sau hơn 14 tháng thi công, đến nay công trình đã dần lộ diện khi hai bờ sông đã được kết nối.

Kết cấu cầu bằng bê tông cốt thép, khả năng thông thuyền tối thiểu rộng 30m, cao 6m. Trên mặt bằng, các lề bộ hành được rẽ nhánh xuống công viên hai bên bờ sông bằng 4 cầu nhánh cong. Hai nút giao đầu cầu được thiết kế đường vòng xuyến.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, nâng cao năng lực thông hành, chống ùn tắc và giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến Quốc lộ 1A và các tuyến qua trung tâm TP. Huế; tạo động lực, hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh, khu đô thị mới phía Tây TP. Huế; phát triển kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ và cải thiện, nâng cao đời sống dân sinh.

Khu vực tập kết vật liệu (phía bắc sông Hương), nhà xưởng ngay cạnh công trình và thiết lập trạm trộn bê tông tươi để thuận tiện thi công.

Khu vực tập kết vật liệu (phía bắc sông Hương), nhà xưởng ngay cạnh công trình và thiết lập trạm trộn bê tông tươi để thuận tiện thi công.

Dự án Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương được khởi công cùng với các dự án được khởi công trước đó trong năm 2022 như: Tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An; Đê chắn sóng cảng Chân Mây (giai đoạn 2) là bước khởi đầu, cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu, chủ trương của tỉnh và của Trung ương về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại”.

Phối cảnh cầu vượt Nguyễn Hoàng sau khi hoàn thành.

Phối cảnh cầu vượt Nguyễn Hoàng sau khi hoàn thành.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kinh tế - xã hội; đưa toàn tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh trước năm 2025

Hải Yến - Quốc Bình

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/cau-vuot-bac-qua-song-huong-hon-2-000-ty-dang-dan-hinh-thanh-430458.html