Cậu bé bị nhiễm hàng nghìn con giun sán vì ăn cua sống

Một cậu bé ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã bị nhiễm ký sinh trùng nặng sau khi được cha mẹ cho ăn đồ sống.

Thịt cua sống chứa rất nhiều paragonimzheim (sán lá phổi), gây tổn thương cho cơ quan nội tạng khi ký sinh trong thời gian dài. Ảnh: Pexels.

Theo ETtoday, cậu bé 7 tuổi được cha mẹ đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao 40 độ C, ho, tức ngực và khó thở. Trước khi sức khỏe chuyển biến xấu, bệnh nhân này thường xuyên bị đau đầu dữ dội, khả năng vận động suy yếu và đi lại khó khăn.

Sau khi kiểm tra toàn diện, bác sĩ phát hiện cơ thể của cậu bé chứa đầy ký sinh trùng, ước tính có hơn 5.000 con. Một số ký sinh trùng đã xâm chiếm, đục lỗ bên trong các cơ quan quan trọng như não, phổi, khoang bụng...

Cha mẹ cậu bé cho biết họ đã cho con trai ăn cua sông còn sống. Vì vậy, bác sĩ chẩn đoán cậu bé đã nhiễm bệnh Paragonimzheim (sán lá phổi) sau khi ăn cua nước ngọt chưa qua nấu chín.

Theo bác sĩ Vu Tứ Cảnh, Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam, căn bệnh này gây tổn thương thể chất vĩnh cho cậu bé. Bệnh Paragonimzheim là căn bệnh nhiễm ký sinh trùng paragonimzheim (hay còn gọi là sán lá phổi).

Sau khi xâm nhập cơ thể, sán lá phổi ủ bệnh 3-6 tuần, thậm chí có thể kéo dài một đến vài năm. Sán trưởng thành có thể sống trung bình trong cơ thể người 5-6 năm.

Khi bị nhiễm ký sinh trùng, sán sẽ di chuyển khắp cơ thể, sản sinh ra ấu trùng và gây tổn thương cơ quan nội tạng. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng nặng, đau bụng, tiêu chảy, phù nề cơ thể và thậm chí là ung thư. Nếu trẻ em bị nhiễm sán lá phổi sẽ chậm phát triển, trường hợp nặng có thể bị suy nhược cơ thể trầm trọng và tử vong.

Các chuyên gia cảnh báo người dân có thể bị nhiễm sán lá phổi nếu ăn phải các loại thực phẩm ở vùng nước ngọt không được sơ chế kỹ lưỡng và nấu chín.

- Các loại hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá nước ngọt, ốc... rất nhiễm bị ký sinh trùng khác nhau nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín.

- Rau củ thủy sinh

Một số loại rau thủy sinh như củ năng, cần tây, củ sen... trước khi ăn nên rửa sạch hoặc nấu chín, ăn sống có thể mang lại hiệu quả giải nhiệt nhưng nguy hiểm vì thực vật thủy sinh có thể bị sán lá gan ký sinh.

- Cua xay, tôm xay

Các loại thịt hải sản xay này tuy ngon, trong đây lại chứa nhiều paragonimzheim. Nếu ăn vào cơ thể đầu tiên sẽ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn. Nếu vào phổi có thể gây đau ngực, ho, ho ra máu ở trường hợp nhẹ hoặc xâm lấn.

- Sashimi

Anisakis là loại ký sinh trùng đặc biệt sống trên động vật biển, nếu ăn vào cơ thể có thể gây đau bụng, dị ứng mạnh, thậm chí xuyên thủng thành ruột, hình thành áp xe trong khoang bụng.

Ăn sashimi cá nước ngọt rất nguy hiểm. Bạn có thể bị nhiễm bệnh sán lá gan, gây viêm đường mật, sỏi mật, xơ gan và thậm chí tiến triển thành ung thư gan.

- Ốc đồng

Ốc đồng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, nếu xâm nhập vào cơ thể con người sẽ di chuyển giữa các cơ quan trong cơ thể con người và tấn công hệ thần kinh trung ương, phổi, mắt... gây viêm màng não, suy giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.

Một loại khác là ốc sên táo thì chuyên gia cảnh báo không nên ăn dù đã nấu chín hay chưa. Trong một con ốc táo có tới 6.000 ký sinh trùng. Ngoài ra, nước mà ốc có sinh sống cũng tuyệt đối không nên uống.

Hảo Hảo

Nguồn Znews: https://znews.vn/cau-be-bi-nhiem-hang-nghin-con-giun-san-vi-an-cua-song-post1452976.html