Cao huyết áp, tiểu đường là 'bạn song hành' cùng đột quỵ, vì sao?

Từ tuổi 50 trở đi, rất nhiều người bước vào các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường. Tuy nhiên, ít người biết rằng: 2 căn bệnh này có liên quan mật thiết tới đột quỵ. Trong mùa đông giá rét, họ cần lưu ý gì để tránh nguy cơ đột quỵ?

Theo GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam: Hiện nay, tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 nguy cơ quan trọng hàng đầu của đột quỵ, ngoài ra còn có xơ vữa động mạch, bệnh tim và một số bệnh mạn tính khác. Người ta thống kê trong những người đột quỵ có khoảng 70-90% những trường hợp có tiền sử huyết áp và tăng huyết áp. Gần như tăng huyết áp là nguy cơ quan trọng nhất.

Vậy tại sao tăng huyết áp lại dẫn đến đột quỵ? Khi huyết áp tăng sẽ gây tổn thương thành mạch. Khi thành mạch bị tổn thương sẽ kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ làm tăng sinh lòng mạch, hẹp lòng động mạch, làm cho các mảng xơ vữa ở những thành phần hữu hình trong máu như bạch cầu, tiểu cầu, đại thực bào, gốc tự do… bám vào, làm hẹp và tạo huyết khối.

Khi có cơn tăng huyết áp có thể gây cục máu đông di trú đi chỗ khác, gây tắc mạch chỗ khác… Hoặc làm thành mạch kém bền vững, vỡ mạch và chảy máu não. Vì vậy, tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nguy cơ đột quỵ.

Thứ hai là đái tháo đường. Người ta thống kê những người bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ đột quỵ gấp 1.5 lần so với người bình thường. Tại sao đái tháo đường cũng dẫn đến đột quỵ? Đái tháo đường, tăng huyết áp là 2 bệnh song hành. Khi đái tháo đường làm cho độ quánh trong máu tăng lên, tốc độ dòng máu chậm lại và dẫn đến tăng huyết áp.

Như vậy, đái tháo đường dẫn đến tăng huyết áp, tăng huyết áp dẫn đến đái tháo đường, và dẫn đến các tổn thương tắc mạch nhiều hơn. Vì vậy tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 nguy cơ song hành, cái nọ là nguyên nhân của cái kia, cái kia là hậu quả của cái nọ, nên đây là 2 yếu tố nguy cơ rất quan trọng khiến cho người mắc dễ bị đột quỵ hơn.

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân - dấu hiệu cẩn thận đột quỵ đến gần!

Khi ta phát hiện một ai đó bị đột quỵ nhẹ - có biểu hiện rõ các triệu chứng: Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, chúng ta cần đưa người đó tìm một chỗ nghỉ ngơi. Ta cần xem người đó có bệnh nền quan trọng hay không. Ví dụ như người đó đang uống thuốc tiểu đường, hôm nay lại không uống. Một người đang điều trị huyết áp không uống thuốc mấy ngày liền. Một người điều trị bệnh tim, ngày hôm nay cũng không dùng thuốc hay bệnh trở nặng bây giờ… Người đó có tiền sử mắc cục máu đông hay máu nhiễm mỡ hay không...

Không thể phòng ngừa hay ngăn chặn đột quỵ hoàn toàn, bởi đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố. Khi ta phát hiện một ai đó bị đột quỵ nhẹ - có biểu hiện rõ các triệu chứng: xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, chúng ta cần đưa người đó tìm một chỗ nghỉ ngơi và cần xem người đó có bệnh nền quan trọng hoặc tiền sử bệnh nào hay không? Đặc biệt là những người trên 50 tuổi, hệ mạch máu đang ở giai đoạn dần lão hóa, rất khó để kéo về tuổi 20 và có nguy cơ có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch.

Nhưng chúng ta có thể đẩy lùi được những yếu tố nguy cơ đột quỵ bằng cách bỏ đi những hoạt động sai lầm, ý thức kém, do chúng ta gây ra. Hãy từ giã thuốc lá, rượu bia! Nên tập thể dục thường xuyên, tăng cường lối sống lành mạnh, ăn uống những thực phẩm sạch, kiểm soát cân nặng nhằm tránh thừa cân béo phì, kiểm tra đường huyết và huyết áp thường xuyên. Những yếu tố đó cũng giúp chúng ta giảm nguy cơ đột quỵ.

Nếu đã xảy ra tai biến hay bị đột quỵ nhẹ, chúng ta cần phải đi tầm soát ngay để ước chừng được nguy cơ của chúng ta đến đâu và ta sẽ điều trị với mức độ phù hợp.

Bạn có thể tham khảo sử dụng bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ từ chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice) và enzym nattokinase có chứng nhận JNKA tiêu chuẩn Nhật Bản hỗ trợ làm tan cục máu đong ...

* Thông tin tham khảo: https://www.drugs.com/npp/nattokinase.html

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cao-huyet-ap-tieu-duong-la-ban-song-hanh-cung-dot-quy-vi-sao-n184363.html