Cận cảnh tàu sân bay Mỹ áp sát Eo biển Triều Tiên

Như một thông lệ, mỗi lần Bán đảo Triều Tiên có 'biến' thì y như rằng tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ sẽ xuất hiện, lượn lờ quanh bán đảo này.

Hiện tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng các thủy thủ đoàn của mình đang "quẩy tưng bừng" tại Eo biển Triều Tiên - một trong những khu vực căng thẳng nhất vùng Đông Bắc Á. Ngay cả khi họ không có bất kỳ hoạt động diễn tập quân sự nào với đồng minh tại đây, và mục tiêu của USS Ronald Reagan cũng chẳng có gì mới khi nó chỉ xuất hiện để đe nẹt Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: USNavy.

Các hoạt động diễn tập huấn luyện thông thường trên USS Ronald Reagan vẫn được diễn ra thường xuyên tuy nhiên là trong khu vực vùng biển quốc tế, chứ không phải là tiến tới sát Bán đảo Triều Tiên như hiện tại. Nguồn ảnh: USNavy.

Ngay cả khi USS Ronald Reagan chỉ thực hiện các hoạt động tuần tra hay huấn luyện thông thường, thì sự xuất hiện của nó cũng luôn được xem là một lời cảnh báo của Mỹ dành cho bất cứ quốc gia nào mà họ muốn nhắm đến. Hình ảnh thủy thủ USS Ronald Reagan diễn tập phòng chống các tình huống khẩn cấp trên tàu khi hoạt động gần Eo biển Triều Tiên. Nguồn ảnh: USNavy.

Cứu hộ với giả định tình huống tàu sân bay bị tấn công, thuyền viên bị thương vong với số lượng lớn. Nguồn ảnh: USNavy.

Sơ cấp cứu cho các thuyền viên bị thương vong. Nguồn ảnh: USNavy.

Hình ảnh thủy thủ USS Ronald Reagan tham gia huấn luyện phản ứng phòng chống cháy nổ trên tàu. Những thuyền viên mang trang phục màu vàng có nhiệm vụ điều phối bay, quân phục màu xanh có nhiệm vụ kiểm tra phương tiện bay và vũ khí trước khi cất cánh. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, họ sẽ đóng vai trò là thành viên của đội phản ứng nhanh với các công việc như cứu hỏa, cứu thương, dọn dẹp đường băng,... Nguồn ảnh: USNavy.

Một nạn nhân giả định bị bỏng nặng vùng mặt đang được sơ cấp cứu. Nguồn ảnh: USNavy.

Đội cứu hỏa trên tàu với trang phục cách nhiệt. Do tàu sân bay được làm hoàn toàn từ kim loại nên sẽ dẫn nhiệt rất nhanh, đòi hỏi thủy thủ đoàn phải có các kỹ năng chữa cháy khác hoàn toàn so với cứu hỏa kiểu bình thường trên đất liền. Nguồn ảnh: USNavy.

Các nạn nhân giả định sau khi được sơ cấp cứu sẽ được xếp dọc sàn tàu, chờ trực thăng tới di tản. Nguồn ảnh: USNavy.

Cũng không thể thiếu được trên tàu đó là những giây phút vui đùa của những thủy thủ đoàn sau những giờ huấn luyện và trực chiến vất vả. Nguồn ảnh: USNavy.

Căng thẳng hay sức nóng trên Bán đảo Triều Tiên cũng không thể ngăn được các thủy thủ USS Ronald Reagan vui đùa, bởi họ đã quá quen với áp lực kiểu này. Nguồn ảnh: USNavy.

Có hẳn một sân khấu dã chiến được dựng bên trong khoang để máy bay trên tàu. Nguồn ảnh: USNavy.

Các hoạt động văn nghệ, giải trí "tự biên tự diễn" sẽ diễn ra suốt ngày đêm. Trên các tàu sân bay Mỹ, mỗi ca trực sẽ kéo dài 12 tiếng và mỗi ngày con tàu này sẽ hoạt động 24/24, thủy thủ đoàn hoàn toàn không có ngày nghỉ vì dù có được nghỉ họ cũng không có việc gì để làm, chỉ loanh quanh trên tàu. Nguồn ảnh: USNavy.

Những thiết mục văn nghệ kiểu "cây nhà lá vườn" luôn diễn ra sôi động bên trong khoang chứa máy bay hoặc thậm chí là trực tiếp ngay bên trên sàn tàu. Sau khi tàu sân bay USS Carl Vinson quay trở về Mỹ, hiện tại USS Ronald Reagan là chiếc tàu sân bay duy nhất của Mỹ đang "lượn lờ" ở vùng biển Đông Bắc Á. Nguồn ảnh: USNavy.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-tau-san-bay-my-ap-sat-eo-bien-trieu-tien-914842.html