Cận cảnh loạt vũ khí cận chiến đáng sợ của quân đội Đại Việt

Vũ khí cận chiến là loại vũ khí được sử dụng phổ biến nhất của các đội quân thời xưa. Cùng ngắm loạt vũ khí cận chiến của quân đội Đại Việt thời Hậu Lê qua bộ sưu tập vũ khí Giảng Võ trường (Bảo tàng Hà Nội).

Giáo là loại vũ khí đơn giản nhất trang bị cho cá nhân từng binh sĩ trong quân đội Đại Việt xưa. Cũng như hầu hết các loại vũ khí cận chiến khác, giáo được chế tạo bằng phương pháp rèn, gồm có ba loại.

Giáo là loại vũ khí đơn giản nhất trang bị cho cá nhân từng binh sĩ trong quân đội Đại Việt xưa. Cũng như hầu hết các loại vũ khí cận chiến khác, giáo được chế tạo bằng phương pháp rèn, gồm có ba loại.

Loại giáo đầu tiên là giáo thân hình búp đa, có đặc điểm là phần mũi gây sát thương hình búp đa, đầu thon nhỏ, thân phình rồi thu lại kéo thành một họng tròn dài.

Loại giáo đầu tiên là giáo thân hình búp đa, có đặc điểm là phần mũi gây sát thương hình búp đa, đầu thon nhỏ, thân phình rồi thu lại kéo thành một họng tròn dài.

Loại giáo thứ hai là giáo thân hình ngòi bút, có đặc điểm là lưỡi giáo ngắn, thân giáo hình ngòi bút, mũi nhọn, có hai vai gần vuông với họng. Họng tra cán thẳng, đầu họng hơi vê cong vào trong. Mặt cắt ngang thân hình lòng máng hơi cong, mặt các ngang họng hình tròn.

Loại giáo thứ hai là giáo thân hình ngòi bút, có đặc điểm là lưỡi giáo ngắn, thân giáo hình ngòi bút, mũi nhọn, có hai vai gần vuông với họng. Họng tra cán thẳng, đầu họng hơi vê cong vào trong. Mặt cắt ngang thân hình lòng máng hơi cong, mặt các ngang họng hình tròn.

Loại giáo thứ ba là giáo thân có một ngạnh. Đặc điểm: Gồm hai phần, phần thân và chuôi tra cán. Phần thân có tiết diện vuông, phần chuôi to dày nhỏ dần về phía mũi. Cách mũi nhọn 10 cm là một ngạnh nhọn hình chóp nón dài khoảng 1 cm. Phần chuôi có lỗ chốt đinh để cố định cán.

Loại giáo thứ ba là giáo thân có một ngạnh. Đặc điểm: Gồm hai phần, phần thân và chuôi tra cán. Phần thân có tiết diện vuông, phần chuôi to dày nhỏ dần về phía mũi. Cách mũi nhọn 10 cm là một ngạnh nhọn hình chóp nón dài khoảng 1 cm. Phần chuôi có lỗ chốt đinh để cố định cán.

Mũi trường (còn gọi là giáo trường) là một thứ giáo cán rất dài, tác dụng dùng để đâm, cán có thể dài đến 4 mét. Khi sử dụng người lính thường đập xuống đất, tạo thành một độ nẩy (gọi là bật trường) trước khi đâm. Động tác này làm tăng sức đâm mũi trường.

Mũi trường (còn gọi là giáo trường) là một thứ giáo cán rất dài, tác dụng dùng để đâm, cán có thể dài đến 4 mét. Khi sử dụng người lính thường đập xuống đất, tạo thành một độ nẩy (gọi là bật trường) trước khi đâm. Động tác này làm tăng sức đâm mũi trường.

Câu liêm là loại hình vũ khí được ưa chuộng và được trang bị một cách phổ biến trong quân đội thời Lý - Trần - Lê. Khả năng sát thương của câu liêm hơn hẳn các loại vũ khí có cán khác như giáo, mũi trường, vì nó có thể vừa đâm, móc, bổ đối với kẻ địch.

Câu liêm là loại hình vũ khí được ưa chuộng và được trang bị một cách phổ biến trong quân đội thời Lý - Trần - Lê. Khả năng sát thương của câu liêm hơn hẳn các loại vũ khí có cán khác như giáo, mũi trường, vì nó có thể vừa đâm, móc, bổ đối với kẻ địch.

Đinh ba là loại vũ khí gồm hai chạc, tựa chiếc sừng trâu, ở phần giữa có một lỗ tra cán. Hai mũi của đinh ba sắc nhọn, bề mặt hai nhánh đều có sống tạo thành lưỡi sắc ở hai mặt. Mũi thứ ba sẽ nằm ở đầu cán gỗ khi cán được tra vào, tạo nên một chiếc đinh ba hoàn chỉnh theo tên gọi.

Đinh ba là loại vũ khí gồm hai chạc, tựa chiếc sừng trâu, ở phần giữa có một lỗ tra cán. Hai mũi của đinh ba sắc nhọn, bề mặt hai nhánh đều có sống tạo thành lưỡi sắc ở hai mặt. Mũi thứ ba sẽ nằm ở đầu cán gỗ khi cán được tra vào, tạo nên một chiếc đinh ba hoàn chỉnh theo tên gọi.

Qua là loại vũ khí của những đội lính nghi vệ rước vua chúa xưa hay dùng, trọng về dáng hình đẹp đẽ oai nghiêm "như con chim phượng" hơn là thực dụng. Chiếc qua duy nhất tìn thấy ở Giảng Võ trường được làm cẩn thận, mịn màng, nhẵn nhụi, đẹp nhất trong bộ sưu tập vũ khí ở di tích này.

Qua là loại vũ khí của những đội lính nghi vệ rước vua chúa xưa hay dùng, trọng về dáng hình đẹp đẽ oai nghiêm "như con chim phượng" hơn là thực dụng. Chiếc qua duy nhất tìn thấy ở Giảng Võ trường được làm cẩn thận, mịn màng, nhẵn nhụi, đẹp nhất trong bộ sưu tập vũ khí ở di tích này.

Kiếm là loại vũ khí tùy thân thường đeo bên mình của tướng lĩnh cũng như binh sĩ, gồm có kiếm ngắn (đoản kiếm) và kiếm dài (trường kiếm). Theo TS Nguyễn Thị Dơn, chiếc kiếm dài không phải là vũ khí thông thường mà là dùng để khảo thi xếp hạng những võ sĩ hạng nặng.

Kiếm là loại vũ khí tùy thân thường đeo bên mình của tướng lĩnh cũng như binh sĩ, gồm có kiếm ngắn (đoản kiếm) và kiếm dài (trường kiếm). Theo TS Nguyễn Thị Dơn, chiếc kiếm dài không phải là vũ khí thông thường mà là dùng để khảo thi xếp hạng những võ sĩ hạng nặng.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/can-canh-loat-vu-khi-can-chien-dang-so-cua-quan-doi-dai-viet-1989988.html